[LISK: đánh giá] tính quy mô

Thảo luận trong 'Blockchain' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 5/3/18. Trả lời: 50 Xem: 4,857.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    Rào cản về quy mô hiện tại của Ethereum và hầu hết các nền tảng blockchain là mỗi nốt phải xử lý từng giao dịch dẫn đến thông lượng giao dịch không thể vượt quá sức mạnh xử lý của một nốt duy nhất. Đã có rất nhiều nghiên cứu về các cơ chế trong đó các nốt chỉ phải thực hiện một tập con các giao dịch. Một số phương pháp tiếp cận hứa hẹn hơn bao gồm các kênh trạng thái, tính toán và xác thực ngoại sổ off-chain, phân mảnh, và sidechains.

    lisk-sidechain.jpg

    Lisk giải quyết khả năng mở rộng bằng cách giới thiệu kỹ thuật sidechains như là một thành phần cơ bản của nền tảng này. SDK Lisk được gọi là Bộ phát triển Sidechain vì nó tạo ra một sidechain độc lập cho mỗi ứng dụng. Mỗi ứng dụng chạy sidechain riêng của mình cho phép mạng lưới tăng quy mô bằng cách thêm nhiều băng thông giao dịch khi ứng dụng mới được triển khai. Nó cũng cho phép mỗi ứng dụng thiết lập các tham số mạng riêng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của nó.

    Ban đầu, các sidechains của Lisk sẽ phải sử dụng thuật toán đồng thuận giống như mạng Lisk chính, do đó, mỗi sidechain sẽ cần một bộ xác nhận để bảo đảm. Đưa ra chứng thực đủ để bảo đảm an toàn của một ứng dụng sidechain là trách nhiệm của nhà phát triển ứng dụng. Ý tưởng đó là nhà phát triển có thể tạo ra một cấu trúc phí giao dịch thu hút các uỷ viên và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Nếu không, họ có thể thuê dịch vụ từ một nhóm ủy viên theo giải thuật DPoS trong môi trường bao gồm các ủy viên của Lisk. Trong rất nhiều trường hợp, việc đặt gánh nặng vận hành lên các nhà phát triển có thể hạn chế sự tham gia của những bên chỉ xây dựng ứng dụng qua đó có thể đảm bảo an toàn cho sidechain của họ. Điều này có thể đi ngược với đề xuất về giá trị cốt lõi của Lisk bởi LISK cho phép xây dựng và triển khai các ứng dụng blockchain một cách dễ dàng.

    Tổng lượng cung của các ủy viên trên thị trường phải liên tục phát triển tương ứng với số lượng ứng dụng, nếu không chi phí để đảm bảo cho một sidechain ứng dụng sẽ tăng lên (làm cho hệ thống thậm chí nhiễu loạn hơn) và an ninh tổng thể của Lisk sidechains sẽ bị giảm. Theo các nhà nghiên cứu Ethereum, chỉ đơn giản là thêm vào nhiều chuỗi theo đó là những lỗ hổng về vận hành: "Sự gia tăng của N nhân tố trong việc sử dụng phương pháp này nhất thiết phải đi kèm với sự giảm an toàn cho N nhân tố". Mặc dù công thức này có thể là quá bi quan khi giả sử rằng tổng công suất để xác thực các giao dịch sẽ không tăng so với số lượng các chuỗi. Qua đó chúng ta thấy rằng về mặt quy mô có một sự đánh đổi về giá trị bảo mật và sự mở rộng của các chuỗi.

    Nhận thức về sự cân bằng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết kế về phân mảnh sharding của Ethereum, đây là một giải pháp về quy mô tương tự như các sidechain của Lisk, nhưng với một số khác biệt quan trọng. Trong Ethereum, mỗi mảnh có sidechain riêng của nó, nhưng có một số cố định các sidechains hoạt động giống như phần mở rộng cho chuỗi chính hơn là cơ sở dữ liệu riêng biệt cho ứng dụng cụ thể. Trạng thái của mỗi sidechain của shard được mã hóa băm và được ghi lại theo chu kỳ trong chuỗi chính, và tất cả các sidechains thúc đẩy tính bảo mật của chain chính. Ngược lại, Lisk có một tham số và một số lượng không giới hạn các sidechain cho các ứng dụng cụ thể được bảo mật độc lập với chuỗi chính.

    Các sidechain của Shard được đảm bảo bởi một nhóm các trình xác thực chạy giao thức đồng thuận của chuỗi chính (Casper PoS for Ethereum) tương tự như thị trường ủy viên của Lisk. Tuy nhiên, trong Ethereum, người phê duyệt không được ký hợp đồng để làm việc trên các Shard cụ thể; thay vào đó bất kỳ người kiểm tra tham gia nào cũng có thể được lựa chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính bảo mật cho bất kỳ Shard nào tại bất kỳ thời điểm nào. Để thực hiện điều này mà không yêu cầu mỗi người kiểm tra phải lưu trữ toàn bộ trạng thái của mỗi shard, người gửi giao dịch sẽ phải cung cấp các con trỏ đến các nhánh cụ thể trong cây trạng thái mà giao dịch đó ảnh hưởng. Mặc khác của việc phân chia ngẫu nhiên các trình xác nhận cho các mảnh shard là làm cho các shard không thể bị tấn công bằng cách thỏa hiệp chỉ với một số nhỏ các trình xác nhận trên một shard cụ thể. Để thỏa hiệp với một shard, kẻ tấn công phải thỏa hiệp với đầy đủ các pool xác nhận để thỏa hiệp tất cả. Theo thiết kế hiện tại của Lisk, nơi mà các ủy viên được chỉ định cho một sidechain công khai và khá cố định, thỏa hiệp với một sidechain đơn có thể được thực hiện với chi phí tương đối rẻ.

    Về lý thuyết, chức năng độc lập của các sidechain Lisk sẽ phải ngăn chặn các lỗi bảo mật, các lỗi phát sinh và tắc nghẽn trong một ứng dụng khỏi ảnh hưởng đến các ứng dụng Lisk khác. Tuy nhiên, một phần quan trọng thể hiện trong tầm nhìn của Lisk là cung cấp "các dịch vụ blockchain" như thực thi nhận dạng và hợp đồng thông minh có thể được thúc đẩy bởi các ứng dụng khác trong hệ sinh thái Lisk. Các dịch vụ phân mảnh như vậy sẽ gây ra vấn đề khi tắc nghẽn trong một máy khách có thể ảnh hưởng đến các máy khác bởi việc gây ra quá tải dịch vụ, và do sự vi phạm hoặc lỗi về an ninh bên trong dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến một số lượng lớn các ứng dụng khách khác.

    Việc triển khai phân mảnh ban đầu của Ethereum sẽ bao gồm 100 sidechains, do đó có sự gia tăng dung lượng mạng trên tất cả các ứng dụng và sẽ được giới hạn ở mức 100 lần. Phân mảnh sharding là một giải pháp mở rộng quy mô, bởi vì các mảnh bổ sung có thể được thêm vào khi khả năng của pool validator tăng lên. Tương tự như vậy, sự tăng trưởng của năng lực pool ủy viên của Lisk sẽ xác định mức độ mà nó có thể tăng quy mô bằng cách bổ sung các sidechains ứng dụng mới. Trong khi sự mở rộng của mạng Ethereum với các sidechains sẽ được thực hiện thông qua việc nâng cấp các giao thức được kiểm soát cẩn thận thì Lisk tự động sắp sếp các sidechains khi thêm các ứng dụng mới.

    Nếu nhu cầu về bảo mật cho các sidechain của Lisk vượt quá sự tăng trưởng của nhóm ủy viên, chúng ta có thể thấy các ủy viên phân bổ nguồn lực của họ cho các sidechain sinh lợi nhất và bỏ lại hầu hết các ứng dụng khác mà không đảm bảo đầy đủ tính bảo mật. Max Kordek đã từng viết rằng điểm yếu lớn nhất của Lisk là bảo mật sidechain, "những ứng dụng nhỏ có lẽ sẽ không có cơ hội lâu dài để thu hút đủ các nút để bảo vệ chúng." Mặc dù hình thức lựa chọn tự nhiên này có thể là một cách hiệu quả để phân bổ các nguồn lực hướng tới các ứng dụng tốt nhất, nhưng nó có thể dẫn tới một sự sáp nhập của các ứng dụng hạn chế sự tham gia rộng mở.

    Plasma là một giải pháp mở rộng quy mô Ethereum hỗ trợ một số lượng không giới hạn các sidechains được bảo vệ bởi hợp đồng thông minh trên chain chính. Trong Plasma, không có giả định về sự trung thực của các nhà sản xuất block trên sidechain. Nếu các nhà sản xuất block không hành động đúng, người dùng có thể rời khỏi sidechain và thu hồi khoản tiền của họ trên chain chính thông qua hợp đồng thông minh. Tương tự với đó, các gian lận có thể là các thách thức và bị chặn lại thông qua hợp đồng thông minh. Giống như tất cả các lớp 2 cơ chế, Plasma đòi hỏi người dùng chú ý cẩn thận đến các giao dịch trên sidechain của họ và có hành động nhanh chóng khi cần thiết. Khả năng mở rộng tổng thể của Plasma bị giới hạn bởi khả năng của chuỗi chính khi xử lý tranh chấp hàng loạt.

    Nguồn: https://goo.gl/FSRjQ6
     
    Tags:
  2. hongtruong
     
  3. tuannguyen
    sidechain có phải là blockchain thứ cấp ko các bác
     
  4. tuandoxu
    bác vào khu vực kỹ thuật làm chi, toàn dây dợ ổ cắm bóng đèn công tắc :b, bác lượn vào khu buôn coin của bác ấy :b
     
  5. huyripple
    bác ấy mua lâu rồi đi đỉnh khóc từ năm ngoái :b
     
  6. baohongdu
    ai cũng rứa
     
  7. phucnk
    blockchain thứ cấp đó bác @tuannguyen có điều cách thiết kế để nó chia sẽ được năng lực tính toán, cái này em chưa hiểu lắm
     
  8. binhbitcoin
    blockchain thứ cấp rồi nhưng nó được tạo ra với cơ chế để giải quyết vấn đề scalable
     
  9. vietdd
    như vậy việc tạo dApp sẽ ko đơn giản là viết javascript ah bác
     
  10. thanhnam
    theo em hiểu nó cung cấp cả mỳ tôm ăn liền lẫn gạo cho bác lựa chọn, bác muốn nhanh tận dụng những j có sẵn như nấu mỳ tôm còn ko là phải phát triển hệ thống riêng
     
  11. hongtruong
    ko phải là khó hiểu mà là quá khó hiểu :c)))) thật đấy
     
  12. tuannguyen
    khu vực này quá nhiều dây và ổ điện :b
     
  13. hainam
    #17 hainam, 15/4/18
    Last edited by a moderator: 30/5/18
  14. haihungnguyen
    vẫn đơn giản mà bác, bác thích chuyên sâu nó mới phức tạp
     
  15. ducphutho
    em là em hiểu dần dần hiểu rồi đó
     
  16. binhbitcoin
    off-chain, sharding và sidechain chưa bao h là dễ hiểu cả
     

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...