Blockchain hoạt động như thế nào? P5: nguồn gốc tên gọi

Thảo luận trong 'Blockchain' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 1/5/18. Trả lời: 0 Xem: 1,175.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    Bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào mạng lưới Bitcoin bằng các kết nối ẩn danh (có thể thông qua mạng TOR hoặc mạng VPN) và gửi hoặc nhận các giao dịch với các thông tin về khóa công khai của mình. Tuy nhiên, nếu người nào đó sử dụng cùng một khóa công khai nhiều lần thì có thể nhóm tất cả các giao dịch này vào cùng một chủ sở hữu.

    cau-truc-blockchain.jpg
    Mạng Bitcoin cho phép bạn tạo nhiều ví tiền điện tử tùy thích, mỗi ví có các cặp khóa riêng tư (private key) và khóa công khai (public key) của riêng nó. Điều này cho phép bạn nhận thanh toán trên các ví khác nhau mà không cần liên kết với nhau. Không có cách nào để biết rằng bạn sở hữu tất cả các khóa khác nhau trên các ví khác nhau trừ khi bạn gửi tất cả số bitcoin đang sở hữu tới một ví điện tử chung.

    Tổng số địa chỉ mà Bitcoin có thể cung cấp là 2¹⁶⁰ địa chỉ tương đương con số là 1461501637330902918203684832716283019655932542976. Số lượng lớn này có thể bảo vệ mạng lưới khỏi các cuộc tấn công trong khi vẫn cho phép bất kỳ ai sở hữu các ví điện tử khác nhau.

    Với thiết lập này, vẫn còn một lỗ hổng bảo mật lớn có thể được khai thác để thu hồi số Bitcoin sau khi đã gửi chúng đi. Các giao dịch được truyền từ nút này sang nút khác trong mạng, do đó 2 giao dịch cùng tiếp cận đến mỗi nút khác nhau có thể khác nhau. Kẻ tấn công có thể gửi một giao dịch, chờ cho đối tác gửi một sản phẩm và sau đó gửi một giao dịch đảo ngược lại vào tài khoản của chính mình. Trong trường hợp này, một số nút có thể nhận giao dịch thứ hai trước giao dịch đầu tiên và do đó xem xét giao dịch thanh toán đầu tiên là không hợp lệ bởi các giao dịch đầu vào đã được đánh dấu là đã chi tiêu. Làm thế nào để mạng lưới biết giao dịch nào đã được yêu cầu trước? Việc đặt giao dịch bằng dấu mốc thời gian không an toàn vì nó có thể dễ dàng giả mạo. Do đó, không có cách nào để biết liệu một giao dịch đã xảy ra trước một giao dịch khác và điều này sẽ tạo ra khả năng gian lận.

    Nếu điều này xảy ra, sẽ có sự bất đồng giữa các nút trong mạng lưới liên quan đến thứ tự giao dịch mà mỗi nút nhận được. Vì vậy, hệ thống blockchain đã được thiết kế để tạo sự đồng thuận trong các giao dịch được yêu cầu và ngăn chặn các hành vi gian lận như được mô tả ở trên.

    khoi-block.png
    Mạng lưới Bitcoin sắp xếp các giao dịch bằng cách nhóm chúng lại vào các nhóm được gọi là các khối (block), mỗi khối chứa một số lượng các giao dịch nhất định và một liên kết đến khối trước đó. Như vậy theo thời gian các khối sẽ liên tiếp nối đuôi nhau và kết quả là các khối được tổ chức thành chuỗi và từ đó tên của hệ thống được hình thành: blockchain.

    Xem tiếp: Blockchain hoạt động như thế nào? P6: nguyên lý tạo chuỗi khối

    Xem lại: Blockchain hoạt động như thế nào? P4: quy tắc của sổ cái phân tán

    Xem thêm:

    Blockchain là gì? góc nhìn từ cuộc sng
    Blockchain (sổ cái phân tán) là gì theo ngôn ngữ kế toán?
    Blockchain 3.0 là gì? Giới thiệu blockchain thế hệ thứ 3
     
    #1 Cờ ríp tô cơ rừn si, 1/5/18
    Chỉnh sửa cuối: 30/5/18
    Tags:

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...