Đồng tiền điện tử Bytom (BTM) là gì? cùng tìm hiểu nền tảng hỗ trợ cổ phần hóa tài sản số

Thảo luận trong 'Cơ bản' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 14/5/18. Trả lời: 0 Xem: 1,073.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    Tính tương hợp là trọng tâm của nhiều dự án trong hệ sinh thái blockchain tại thời điểm này, với một số nền tảng phát triển các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho giao tiếp và chuyển giao tài sản giữa các blockchains khác nhau.

    Bytom-btm.jpg
    Tuy nhiên, dự án Bytom không hướng tới khả năng tương tác liên chuỗi - thay vào đó, Bytom nhắm đến kỹ thuật kết nối hoán đổi "nguyên tử".

    Được mô tả như là một "giao thức diễn giải cho nhiều tài sản", Bytom hướng tới mục đích tạo cầu nối giữa thế giới vật lý và blockchain bằng cách tạo ra một giao thức lớp tài sản kỹ thuật số nhằm thiết lập cơ sở hạ tầng cho "mạng internet của các tài sản điện tử".

    Sách trắng whitepaper của Bytom đã phác thảo mục đích của dự án là “kết nối thế giới nguyên tử và thế giới kỹ thuật số để thúc đẩy sự tương tác và lưu thông tài sản giữa hai thế giới” - nhưng làm thế nào để Bytom tạo sự khác biệt so với các nền tảng khác đã được thành lập như LAToken hoặc NEO?

    Bytom (BTM) là gì?
    Bytom (BTM) là đồng tiền điện tử của dự án Bytom có trụ sở tại Trung Quốc, đây là một nền tảng blockchain mới với mục tiêu thống nhất nhiều tài sản vào một giải pháp blockchain duy nhất. Không giống như các dự án có khả năng tương tác khác, với mục đích đưa các tài sản ngoài chuỗi cụ thể lên blockchain hoặc tạo tính năng tương tác chéo chuỗi, Bytom đã đặt ra mục tiêu xây dựng kỹ thuật “tài sản nguyên tử” ứng dụng lên chuỗi blockchain.
    Những tài sản nguyên tử này bao gồm:
    • Chứng thư bảo đảm
    • Chứng khoán
    • Cổ tức
    • Trái phiếu
    • Thông tin dự báo
    • Thông tin trí tuệ
    Và hầu như bất kỳ tài sản thông tin kỹ thuật số nào có thể được giao dịch
    Các sách trắng whitepaper của Bytom lập luận rằng mô hình kinh tế đang chuyển sang nền kinh tế số hóa như một công cụ phụ trợ hiệu quả, để tạo ra các loại tiền tệ kỹ thuật số như Bitcoin hoặc Ethereum. Theo xu hướng đó, nền kinh tế đang hướng tới một cấu trúc mà mọi thứ có giá trị và có thể được chao đổi và chuyển giao sang thế giới tài chính kỹ thuật số - và trong tài liệu này chúng được gọi là “tài sản byte”.
    Bản chất bất biến của công nghệ blockchain, sẽ vận hành và hoạt động như nền tảng của cấu trúc kinh tế trong tương lai.

    Bytom đặt mục tiêu tạo ra một nền tảng mở cho việc đăng ký "tài sản byte" đồng thời chuẩn hóa quy trình tạo và định nghĩa các tài sản này theo cách thân thiện với người dùng.

    Các nhà sáng lập Bytom nêu bật ba trường hợp ứng dụng chính cho nền tảng này.
    Đầu tiên dự án Bytom sẽ hướng tới mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái trong đó người dùng có thể quản lý và kinh doanh tài sản thu nhập nhằm tạo các công cụ phân phối cổ tức thông qua các hợp đồng thông minh. Người sở hữu tài sản thu nhập sẽ có thể nhanh chóng trao đổi quyền lợi của họ đối với người dùng nền tảng khác thông qua hệ thống ký quỹ và ví tiền điện tử Bytom.

    tinh-nang-bytom.png
    Bytom cũng hướng tới mục đích giúp cho người dùng có thể quản lý các tài sản chưa được niêm yết và cổ phần quỹ tư nhân. Thông tin cổ đông sẽ được công bố trên blockchain Bytom để đăng ký quyền sở hữu, giúp các cổ đông có thể thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần và luân chuyển tài sản một cách hợp lý và an toàn.

    Trường hợp ứng dụng thứ ba mà nhóm Bytom đề cập là chứng khoán hóa các tài sản. Tận dụng công nghệ blockchain, Bytom sẽ giúp làm đơn giản hóa quá trình đăng ký chứng khoán nhờ các tiện ích đăng ký, token hóa tài sản, và giao dịch hợp đồng thông minh.

    Dự án Bytom được hình thành sau một chương trình ICO thành công vào ngày 20 tháng 7 năm 2017, thông qua chương trình này họ đã gọi vốn được hơn 2,28 triệu USD thông qua việc chào bán token.
    Một điều thú vị với nền tảng này đó là, Bytom luôn tự hào về kiến trúc blockchain độc đáo sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work thân thiện với ASIC với thiết kế gần như SegWit.

    Cơ chế hoạt động của Bytom
    Bytom sử dụng mô hình kiến trúc ba lớp bao gồm một lớp ứng dụng, một lớp hợp đồng và một lớp truyền dữ liệu. Tuy vậy toàn bộ nền tảng sẽ hoạt động theo một phương thức cực kỳ đơn giản - ngoài chức năng như một công cụ cơ bản để trao đổi quyền sở hữu tài sản, Bytom muốn sắp xếp quá trình liên quan tới số hóa với hầu hết bất kỳ tài sản nào một cách hợp lý.

    nguyen-ly-hoat-dong-bytom.png
    Quy trình quản lý vốn chủ sở hữu công ty mà Bytom cung cấp sẽ giúp người dùng có được một nền tảng cho phép đăng ký, quản lý và trao đổi tài sản được số hóa. Người dùng có thể định nghĩa cấu trúc chia sẻ, các tùy chọn cổ phần và các tùy chọn chu kỳ đáo hạn, cũng như quản lý cấp, phê duyệt và đăng xuất.
    Quy trình đăng ký tài sản Bytom cũng cung cấp cho người dùng các phương tiện tư vấn pháp lý và cho phép các hình thức quản trị doanh nghiệp được thay đổi thông qua việc thực thi các hợp đồng thông minh và xác minh danh tính dựa trên nền tảng blockchain kèm theo chữ ký điện tử.

    Quá trình quản trị liên quan đến cổ phần hóa các tài sản thông qua Bytom cũng khá đơn giản.
    Để tạo các tài sản chứng khoán thông qua các tài sản trên nền tảng Bytom, người dùng chỉ cần đăng ký và tiến hành token hóa các tài sản này thông qua các giao dịch được quản lý bởi các hợp đồng thông minh.
    Ngoài ra cấu trúc của giải pháp của Bytom cũng hỗ trợ các cá nhân tiến hành thực hiện các chương trình gọi vốn ICO, và khi đầu tư vào các dự án dựa trên nền tảng Bytom, các nhà đầu tư ICO có thể giao dịch các tài sản này một cách nhanh chóng và đơn giản thông qua sàn giao dịch ngang hàng p2p được tích hợp sẵn.
    Ví tiền điện tử Bytom được tích hợp công nghệ BIP32, BIP43 và BIP441 giúp cho nó tương thích với các chức năng đa tiền tệ, đa tài khoản, đa khóa bảo mật và đa địa chỉ. Bytom cũng sử dụng các tiêu chuẩn ODIN để đảm bảo các tài sản trên mạng lưới của nó là duy nhất.

    Hệ sinh thái Bytom được vận hành bởi đồng tiền điện tử Bytom (BTM), đây là tài sản gốc của blockchain Bytom.

    quan-tri-bytom.png
    Đồng BTM được sử dụng để thanh toán các khoản phí trên mạng lưới Blockchain Bytom, cũng như hoạt động như một đại diện quyền sở hữu cho phép người dùng tham gia vào cấu trúc quản trị Bytom.
    Cấu trúc quản trị Bytom tương tự như cấu trúc quản trị doanh nghiệp. Chủ sở hữu đồng Bytom thành lập Hội đồng chủ sở hữu, đây là những người bỏ phiếu bầu cho các thành viên của ủy ban tự trị, những người sẽ bầu các thành viên và giám sát công việc của ban chấp hành.

    Ban chấp hành điều hành các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như các hoạt động phát triển công nghệ blockchain, trung tâm ứng dụng kinh doanh blockchain và quản lý tài chính và rủi ro.
    Cấu trúc quản trị Bytom được thiết kế để thiết lập một nền tảng nguồn mở thuần túy đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm được thúc đẩy bởi các chủ sở hữu token, và qua đó tạo nên sự cân bằng giữa tính công bằng và hiệu quả.

    Kỹ thuật Teardown
    Mô hình nền tảng ba lớp của Bytom là một nền tảng công nghệ sáng tạo mới mẻ trong thế giới của các token ERC20 và kiến trúc blockchain thuần túy. Lớp đầu tiên của Bytom là lớp ứng dụng, lớp này cho phép các ứng dụng PC, web và thiết bị di động gọi tới các hợp đồng thông minh để tạo điều kiện quản lý tài sản.
    Lớp thứ hai của mô hình nền tảng của Bytom là lớp hợp đồng thông minh, bao gồm một hợp đồng gốc và một hợp đồng chung. Hợp đồng gốc của Bytom là duy nhất trong nền tảng này và cả hai hợp đồng này có thể phát hành và kiểm tra các hợp đồng thông minh khác.

    Hợp đồng này có thể thực hiện tiêu chuẩn hóa và tự động hóa quá trình kiểm toán để đảm bảo các tài sản được phát hành trên nền tảng đáp ứng được các quy tắc được xác định bởi nhóm phát triển. Lớp thứ hai của Bytom cũng bao gồm các hợp đồng chung, quản lý giao dịch tài sản và thiết lập, xác minh và phân phối cổ tức.

    Lớp thứ ba của mô hình Bytom là lớp hoạt động phức tạp nhất, lớp này hoạt động với vai trò là “Chương trình tổng thể và cấu trúc dữ liệu”.

    giai-thuat-dong-thuan.png
    Các tài liệu sách trắng whitepaper của Bytom lập luận rằng sự ra đời của tính toán theo ma trận và hoạt động trong quá trình mã hóa băm làm cho quá trình khai thác các đồng tiền điện tử trên nền tảng này thân thiện với các thiết bị ASIC hơn là so với GPU và CPU, và qua đó mang lại "lợi ích xã hội lớn hơn."
    Những lợi ích của thuật toán đồng thuận thân thiện với AI ASIC, theo nhóm phát triển Bytom, sẽ mang đến cơ hội cho các trang trại khai thác lỗi thời chuyển đổi thành các trung tâm dữ liệu cung cấp dịch vụ tăng tốc phần cứng AI.

    Bytom đang duy trì một cộng đồng đầy năng động, hoạt động tích cực trên Discord, Twitter, Facebook, Medium, Github và diễn đàn.

    Tiến độ phát triển dự án Bytom đang có những bước tiến triển đều đặn, với bước đầu tiên trong quá trình đó là "blockchain hóa các tài sản", đây hứa hẹn là một bước tiến quan trọng với việc công bố mối quan hệ hợp tác giữa Bytom và sàn giao dịch tài sản lớn East Lake.

    lo-trinh-bytom.png
    Nhóm phát triển dự án Bytom
    Nhóm phát triển dự án Bytom bao gồm 30 thành viên và được dẫn dắt bởi Chang Jia và Duan Xinxing. Chang Jia là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain, và là sáng lập nền tảng 8btc. Điều thú vị là Jia cũng là một nhà văn khoa học viễn tưởng được ca ngợi rộng rãi ở Trung Quốc, và là người nhận ba giải thưởng “Galaxy Award” của văn học Trung Quốc.

    Duan Xinxing là cựu phó chủ tịch của sàn giao dịch OKCoin và đã tham gia phát triển OKCoin và OKLink. CTO của Bytom, Lang Yu, là cựu kỹ sư hệ thống cấp cao của Alipay và là nhà phát triển một trang web gây quỹ cộng đồng dựa trên Bitcoin rất phổ biến của Trung Quốc.

    Quan hệ đối tác
    Ngoài mối quan hệ hợp tác mới được công bố với sàn giao dịch tài sản dữ liệu lớn East Lake, Bytom cũng hợp tác với ConsenLabs - đơn vị đã tạo ra ứng dụng ví tiền điện tử imToken.

    quan-he-doi-tac-bytom.png
    Giao dịch đồng BTM

    Ngay từ khi mới được giới thiệu đồng Bytom đã giữ được mức giá khá ổn định và đã tăng trưởng đều đặn. Với giá chào sàn khoảng 0,11 USD, đồng BTM nhanh chóng vươn lên 0,3 đô la khi niềm tin của các nhà đầu tư đặt ra với kỳ vọng cao đỉnh điểm. Giá trị token này sau đó ổn định ở mức 0.12 đô la sau một đợt điều chỉnh mạnh và nó được duy trì ở mức giá này trong suốt chu kỳ gần đây trong năm 2018.

    Tuy nhiên, những thành tựu mà dự án đã đạt được trong lộ trình gần đây kết hợp với các tin tức về các mối quan hệ đối tác lớn đã khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến dự án đầy hứa hẹn này.

    Mua đồng Bytom ở đâu?
    Bytom hiện đang được giao dịch trên 29 sàn giao dịch khác nhau, với khối lượng giao dịch cao nhất là của cặp BTM/BTC trên sàn Bibox với khối lượng hàng ngày là 11 triệu đô la. Khối lượng giao dịch đồng BTM trong 24 giờ đã lên đến 67 triệu, với khoảng 10 triệu đô la được giao dịch trên Huobi, OKEx và Bibox.

    Kết luận
    Bytom coi khái niệm số hóa tài sản là rất tiềm năng - thay vì cố gắng tạo ra nền tảng số hóa tài sản sương sống, nhóm phát triển Bytom luôn chú trọng tạo ra một hệ sinh thái đầy đủ tạo điều kiện cho việc tạo và giao dịch một loạt các tài sản hiện tại đang bị giới hạn ở các hệ thống tài chính và thị trường truyền thống. Nhóm Bytom được dẫn dắt bởi những cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain và luôn đạt được mục tiêu lộ trình kể từ khi ra mắt.

    Mặc dù đây tiếp tục là một dự án từ Trung Quốc, tuy nhiên về góc độ kỹ thuật chúng ta hãy cùng theo dõi những tiến triển của dự án này.
     
    Tags:

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...