Đồng tiền điện tử CyberMiles (CMT) là gì? một giải pháp cho thương mại điện tử

Thảo luận trong 'Cơ bản' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 22/5/18. Trả lời: 0 Xem: 1,779.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    CyberMiles (CMT) là một đồng tiền điện tử của nền tảng blockchain mới được thiết kế nhằm mang lại các tiện ích cho các giao dịch thương mại điện tử được xác thực nhanh. Đây cũng là dự án từ 5miles của một công ty thương mại điện tử và ứng dụng hàng đầu tại Hoa Kỳ. Với CyberMiles, 5miles hy vọng sẽ tạo ra các giao thức và thư viện cùng các hợp đồng thông minh cho tương lai trong ngành thương mại điện tử. Hệ thống này nhắm tới các mục tiêu nâng cao thông lượng của hạ tầng mạng lưới nhờ triển khai giải thuật khai thác theo cổ phần ủy viên (DPoS) và sự hỗ trợ của các máy ảo trong mạng lưới tương tự như máy ảo Ethereum.

    cmt.jpg
    Tháng 11 năm ngoái, CyberMiles đã huy động được 30 triệu đô la trong một chương trình ICO, qua đó đã phân phối 420 triệu CMT. Từ lộ trình dự án cho thấy ứng dụng thương mại điện tử 5miles cùng với 12 triệu người dùng, sẽ bắt đầu chấp nhận CMT làm phương tiện thanh toán bắt đầu từ mùa hè này. Vào cuối năm nay, CyberMiles hy vọng sẽ khởi chạy phiên bản v1.0 trên nền tảng blockchain của nó.

    Hiện trạng môi trường thương mại điện tử

    Tại sao chúng ta lại cần một nền tảng thương mại điện tử mới? Liệu có phải là các nền tảng như Amazon và eBay đang hoạt động không tốt ở việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dùng?

    Chắc chắn, Amazon đang chứng tỏ họ là nền tảng dịch vụ tuyệt vời trong việc cung cấp hàng hóa giá hợp lý đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra đó cũng là nền tảng rất dễ sử dụng và hoạt động tốt trong thời gian đã qua. Vấn đề là Amazon có thể làm quá tốt, với chi phí cạnh tranh và các dịch vụ đổi mới bởi không có ai thách thức sự thống trị của Amazon trong ngành công nghiệp thương mại điện tử do đó không có gì tiếp tục đảm bảo về việc một ngày nào đó nó sẽ cung cấp dịch vụ khách hàng kém chất lượng hoặc không đổi mới về công nghệ hiện tại của nó cũng như không đổi mới về phương thức cung cấp sản phẩm. Ngoài ra, rất khó để các thương hiệu thương mại điện tử khác tìm được các thị trường ngách thích hợp nhằm tạo dựng được chỗ đứng và cung cấp một sản phẩm, dịch vụ độc đáo.

    Người khổng lồ này dường như đã chiếm được toàn bộ thị phần và thương hiệu thương mại điện tử của họ càng trở nên có giá trị hơn khi phạm vi tiếp cận và độ phủ của họ gia tăng. Ngoài ra các dịch vụ này cũng được hưởng lợi từ hiệu ứng mạng và các chương trình khuyến mãi mạnh mẽ để họ tiếp tục gia tăng thêm cơ sở người dùng với bất kỳ chi phí nào nhằm loại trừ đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt đúng bởi vì thông tin về thị trường và người mua sắm là độc quyền. Mỗi công ty thương mại điện tử quản lý việc thanh toán, giao dịch và dịch vụ khách hàng của riêng mình.

    Tuy nhiên, ngày nay mọi vấn đề này đều manh nha có những thay đổi. Điều gì sẽ xảy ra nếu bản thân thị trường được quản lý theo mô hình phân tán. Bạn có thể thực hiện các giao dịch, kết toán, giải quyết tranh chấp và giao kết dựa trên các hợp đồng thông minh. Điều đó sẽ hoàn toàn là một môi trường mới cho bất cứ ai trên thị trường thương mại điện tử.

    Đây cũng là thể hiện tầm nhìn của CyberMiles, họ muốn thay thế Amazon bằng một thư viện các hợp đồng thông minh mà bất kỳ nhà cung cấp thương mại điện tử nào cũng có thể sử dụng. Cho dù dự án sẽ thành công hay không thì đó vẫn là một câu hỏi cần thời gian để trả lời bởi hiện tại các hệ thống theo mô hình tập trung vẫn mang lại một số lợi ích như thời gian xử lý nhanh hơn và quy trình giải quyết tranh chấp tập trung. Tuy nhiên, việc tạo ra một nền tảng thương mại điện tử mở là một ứng dụng mới nơi mà công nghệ blockchain được tận dụng để loại bỏ một tổ chức trung gian.

    Dự án 5miles và quỹ CyberMiles
    CyberMiles đang có rất nhiều thành công đáng kể trên thực tế và cụ thể là họ đã vận hành một nền tảng thương mại cho những người dùng trong bán kính 5 dặm. 5miles là một trong 10 ứng dụng thương mại điện tử phổ biến nhất hàng đầu tại Hoa Kỳ. Nó có tổng cộng 12 triệu người dùng và ước tính có khoảng 3 tỷ USD doanh thu hàng năm.

    dong-cmt.png
    Nếu 5miles có thể phục vụ được ngay cả chỉ một phần nhỏ trong 3 tỷ đô la đó bằng đồng CMT, thì đó có thể là một lợi ích lớn cho token này và cho các ý tưởng về thương mại điện tử trên nền tảng blockchain. Tuy vậy việc vận hành một nền tảng ở quy mô như vậy cũng đi kèm với những thách thức đáng kể. Nếu ứng dụng 5miles chuyển đổi thành công sang mô hình dựa vào nền tảng blockchain, thì nó sẽ là một trong những ứng dụng doanh nghiệp lớn nhất về blockchain cho đến nay.

    Và trong quá trình đó quỹ quản lý CyberMiles là cơ quan hạt nhân sẽ chịu trách nhiệm mang đến những thành công cho dự án CyberMiles. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hồng Kông. Mục tiêu của họ là thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng rộng rãi giao thức CyberMiles.

    CyberMiles đặt mục tiêu giải quyết hai vấn đề chính trong không gian thương mại điện tử blockchain:
    Vấn đề về: Khối lượng giao dịch
    Nếu bạn có ý định xây dựng một trang web thương mại điện tử trên nền tảng blockchain dưới dạng một ứng dụng phân tán dapp khi đó bạn có thể chọn nền tảng Ethereum. Ethereum là nhân tố lớn đang chiếm ưu thế trong thế giới của các ứng dụng phi tập trung. Tuy nhiên, đối với một ứng dụng thương mại điện tử quy mô lớn, Ethereum có thể không phải là giải pháp phù hợp bởi nền tảng này đang có một thách thức lớn đó là thông lượng giao dịch.

    Mạng lưới của E5miles thereum hiện tại có thể chịu tải tối đa là 10 giao dịch một giây. Điều này có thể sẽ được cải thiện khi mạng lưới triển khai giải thuật Casper. Tuy nhiên cho đến nay, các ứng dụng với quy mô lớn khi tiếp cận mạng lưới Ethereum đều gặp phải các vấn đề nhức nhối này. Ngay cả giao dịch từ ứng dụng Cryptokitty cũng đã làm tê liệt mạng lưới Ethereum. Hãy tưởng tượng một trang web thương mại điện tử với 15 triệu người dùng sẽ tạo ra một khối lượng giao dịch khổng lồ trên mạng lưới Ethereum và có thể sẽ làm tê liệt cả mạng lưới blockchain này.

    Giải pháp: Giải thuật khai thác theo cổ phần

    Câu trả lời của CyberMiles đối với thử thách này là tạo ra một nền tảng blockchain của riêng họ với cơ chế đồng thuận ưu tiên thông lượng cao. Mục tiêu của dự án là cho phép hàng nghìn giao dịch mỗi giây như quy mô của giao thức này. Bên cạnh đó, thời gian xác nhận giao dịch nhanh cũng sẽ dẫn đến việc mua bán sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng được diễn ra nhanh chóng.

    Để làm được như vậy, CyberMiles triển khai một giải thuật mới đó là khai thác theo cổ phần ủy viên. Điều này có nghĩa rằng các cá nhân có thể nắm giữ một số lượng nhất định các đồng CMT làm tài sản thế chấp để đổi lấy cơ hội tham gia vào quá trình xác nhận các giao dịch trong một khối mới trên blockchain. Những người xác nhận hợp lệ này sẽ hình thành một nhóm cổ đông có quyền biểu quyết và ảnh hưởng đến sự đồng thuận trong việc tạo ra khối mới.

    Giải thuật khai thác theo cổ phần có thể có thông lượng cao hơn nhiều so với giải thuật khai thác theo năng lực. Ngoài ra, các nhân tố xấu trong quy trình xác thực khối nếu đưa ra các quyết định sai hoặc gây hại cho mạng lưới sẽ bị trừng phạt bởi toàn bộ số cổ phần huy động.

    Trái lại khi trở thành người xác thực trung thực, mạng lưới sẽ trao cho họ những phần thưởng cho công việc mà họ đã thực hiện nhờ tham gia vào quá trình tạo khối mới. Trong CyberMiles, tỷ lệ ROI này được đặt ở mức 8%, đây là tỷ lệ tương đối cao đối với giải thuật khai thác theo cổ phần ủy viên. Như vậy sẽ thật thú vị khi quan sát quá trình vận hành nền kinh tế phi tập trung trên nền tảng blockchain mà CyberMiles sẽ tham gia điều hành.

    Vấn đề về sự phức tạp của các hợp đồng
    Một vấn đề lớn khác khi triển khai các giải pháp thương mại điện tử trên nền blockchain đó là tính chất phức tạp của các thành phần tham gia vào hệ thống. CyberMiles quan niệm rằng, việc viết một hợp đồng thông minh không nhất thiết phải là công việc khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử vốn đã là thị trường phức tạp, thêm vào đó sự phức tạp từ những thách thức của việc phát triển nó trên nền tảng blockchain sẽ có thể tạo ra những sai lầm và rủi ro tiềm tàng.

    Chúng ta cũng thấy rằng, các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay đều có mã nguồn mở và bao gồm mọi thứ từ giao diện người dùng đến cơ sở dữ liệu về sản phẩm nhằm đảm bảo tính bảo mật cho các thông tin thanh toán. Mỗi chức năng đó đều đi kèm với hàng tá các chức năng khác và sẽ cần các hợp đồng thông minh của riêng nó.

    Giải pháp: tạo ra thư viện cho các hợp đồng thông minh
    Giải pháp của CyberMiles là tạo ra một bộ thư viện các hợp đồng thông minh nhằm xử lý mọi khía cạnh của quy trình thương mại điện tử blockchain. Rất nhiều trong số các hợp đồng này là quy trình giữa những người dùng trực tiếp trên nền tảng, nhưng cũng có một tỷ lệ lớn các hợp đồng trung gian. Đó là những mô-đun đứng giữa nhằm cho phép tất cả các thành phần của ứng dụng tổng thể giao tiếp được với nhau. Tiêu chuẩn hóa và chia sẻ các hợp đồng thông minh dạng mô-đun cho mọi thành phần của nền tảng là một phần quan trọng trong sứ mệnh của dự án CyberMiles. Đó là một cam kết lớn mà sẽ cần rất nhiều nguồn lực từ các nhà phát triển.

    kien-truc-cmt.png
    Thời gian hoạt động cao
    Một lý do chính khiến bạn có thể muốn sử dụng nền tảng blockchain cho ứng dụng thương mại điện tử là thời gian hoạt động liên tục của nó. Blockchains vận hành như một cuốn sổ kế toán phân tán trên toàn bộ mạng máy tính. Vì không có các thực thể trung tâm đóng vai trò xét duyệt nên sẽ không có cách nào dễ dàng để có thể dừng hoạt động của một mạng lưới blockchain. Ngay cả khi một phần của mạng lưới bị mất kết nối, blockchain này sẽ vẫn tồn tại.

    Đây là một tính chất tuyệt vời trong một thị trường vận hành trực tuyến. Nó sẽ luôn được mở và luôn luôn sẵn sàng phục vụ cho khách hàng, bất kể nơi bạn sống hoặc bạn là ai.

    Quản trị cộng đồng
    Một thách thức khác của việc đưa các tính năng thương mại điện tử vào blockchain là các quy trình quản trị và phán xử. CyberMiles tuyên bố rằng họ sẽ có những cách thức dễ dàng để giải quyết tranh chấp trong giao dịch và đòi lại các khoản tiền bị mất. Những điều này sẽ phụ thuộc vào việc bỏ phiếu của cộng đồng để phán xét quy trình hoàn tiền, điều này có thể được tiến hành dưới hình thức fork của cộng đồng.

    Giải pháp này có thể là một giải pháp hợp lệ tuy nhiên có thể nó khá tẻ nhạt và không khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia. Các nền tảng thương mại điện tử sẽ phải đối mặt với số lượng khiếu nại cao khổng lồ. Ngoài ra, chúng là các mục tiêu của gian lận hoặc các sản phẩm kém chất lượng. Và rõ ràng đây là một khu vực cần có sự tham gia của thẩm quyền phán xử trung tâm, họ là những người có quyền hành pháp và có quyền phán quyết để đảo ngược giao dịch và giải quyết khiếu nại. Họ cũng có thể lọc các loại sản phẩm khác nhau và nhập vào thị trường thương mại điện tử.

    CyberMiles sẽ cần một hệ thống hấp dẫn để giải quyết những thách thức cơ bản của ngành thương mại điện tử. Với kinh nghiệm của họ từ dự án 5miles, chúng ta có thể hi vọng rằng đội ngũ phát triển có thể hiểu rõ và có các phương án giải quyết những thách thức này.

    Lịch sử giao dịch đồng CMT
    Chương trình ICO của CyberMiles đã diễn ra vào tháng 11 năm 2017. Họ đã huy động được 30 triệu đô la để khởi động dự án.

    Chương trình chào bán token này chiếm 70% tổng nguồn cung CMT. Đây là token theo tiêu chuẩn ERC-20 trên mạng lưới Ethereum. Token này sẽ chuyển sang mạng riêng của họ sau khi hoàn thành quá trình phát triển vào cuối năm.

    CMT đã có những biến động lớn trong lịch sử giao dịch. Hiện tại, đồng tiền điện tử này đang tăng trưởng trở lại gần mức cao nhất trong tháng Giêng.

    Đội phát triển dự án
    Lucas Lu đã thành lập 5miles vào năm 2014 và giữ vai trò CEO cho cả 5miles và CyberMiles. Ông có bằng tiến sĩ về vật lý hạt nhân và ông đã từng làm việc tại CERN trước khi tham gia xây dựng và phát triển công nghệ này. Ông cũng đã từng là một nhà quản lý cấp cao tại Alibaba và CTO của Light In The Box, công ty đã được niêm yết trên NYSE.

    Michael Yuan có bằng Tiến sĩ Vật lý thiên văn và là người dẫn dắt các nhân tố khoa học của dự án. Ông là tác giả của năm cuốn sách về phát triển phần mềm và đã từng làm việc tại Firefox, Fedora, JBoss và các dự án nguồn mở khác.

    Mua CMT ở đâu
    CMT hiện được niêm yết trên các sàn giao dịch sau:
    • Huobi
    • Binance
    • OKEx
    • BiBox
    • IDEX
    • Cobinhood
    Nơi lưu trữ CMT
    CyberMiles hiện tại là token ERC-20, vì vậy bạn có thể lưu trữ nó với bất kỳ ví tiền điện tử nào tương thích với Ethereum. Một giải pháp phổ biến đó là MyEtherWallet, tuy nhiên nếu bạn muốn có một phương pháp lưu trữ với yêu cầu bảo mật cao bạn có thể sử dụng ví phần cứng Ledger Nano S.

    Khi mạng chính mainnet của CyberMiles được vận hành, bạn sẽ cần chuyển các token này về mạng chính của CMT.

    Kết luận

    Nếu bạn tin vào ý tưởng về thị trường phân tán cho thương mại điện tử, thì CyberMiles chắc chắn là một dự án thú vị với một đội ngũ phát triển có trình độ cao. Mặc dù vậy họ cũng đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc tạo ra một mạng lưới có thông lượng cao đồng thời cũng cần tìm ra cách thức giải quyết các tranh chấp vốn đã rất phức tạp trong ngành công nghiệp này.
     

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...