Đồng tiền điện tử DigiByte (DGB) là gì? một nền tảng lớn hay chỉ là đồng tiền mờ nhạt

Thảo luận trong 'Cơ bản' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 15/5/18. Trả lời: 0 Xem: 1,424.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    DigiByte (DGB) là một đồng tiền điện tử tập trung vào tính an ninh, phân tán và tốc độ giao dịch. Được thành lập vào năm 2014, nó được coi là một đồng tiền điện tử lâu đời. Tuy nhiên, mặc dù tuổi đời dài của dự án và cũng đã hoàn thành được các giai đoạn phát triển quan trọng liên tục trong bốn năm qua thì định hướng cho dự án DigiByte vẫn còn tương đối mờ nhạt.

    DigiByte.jpg
    Những người ủng hộ đồng tiền điện tử DigiByte cho rằng đó là một người khổng lồ đang ngủ quên trong thế giới của các đồng tiền điện tử. Theo những người hâm mộ, đó là công nghệ tiên tiến và là hạ tầng cho một mạng lưới nhanh hơn, có tính mở rộng hơn và an toàn hơn các nền tảng của các đồng tiền điện tử khác. Theo thời gian, họ cho rằng, công nghệ vượt trội của nền tảng này sẽ giành chiến thắng trước các nền tảng như Bitcoin, Litecoin và các đồng tiền điện tử hàng đầu khác. DigiByte có một cộng đồng chuyên gia và gần 100.000 nút mạng đang hoạt động trên toàn cầu.

    tinh-chat-digibyte.png
    Tuy nhiên, sự phổ biến của đồng DigiByte trong bốn năm qua đã chậm lại. Nó vẫn là một đồng tiền điện tử tương đối mơ hồ so với các đối thủ cạnh tranh của nó. Trang web DigiByte đã cung cấp rất nhiều bản tài liệu tiếp thị và giới thiệu tuyệt vời. Tuy nhiên, có rất ít thông tin kỹ thuật về cách mà mạng lưới này thực sự hoạt động. Thật khó để hiểu được những thành tựu thực sự của DigiByte là gì so với những thứ họ đã lên kế hoạch cho tương lai.

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu sâu hơn về nền tảng DigiByte - lịch sử, thông tin kỹ thuật và những thành tựu của nó. Và cuối cùng, bạn sẽ có cảm nhận của riêng mình khi đánh giá về việc liệu DigiByte có phải là đồng tiền điện tử thế hệ tiếp theo hay chỉ là bề nổi.

    Lịch sử và đội ngũ phát triển Digibyte
    Jared Tate đã phát triển DigiByte vào năm 2013 và phát hành khối đầu tiên genesis vào tháng 1 năm 2014. Vào thời điểm đó, DigiByte là một trong số ít các dự án blockchain công cộng. Dự án này ra mắt mà không cần các chương trình chào bán token và ít phô trương.

    digibyte-founder.jpg
    Sau khi ra mắt, Tate dành toàn bộ thời gian cho sự phát triển của DigiByte. Kể từ đó, kinh phí cho dự án đã đến từ việc quyên góp cho việc phát triển nền tảng DigiByte. Do không có một chương trình chào bán ICO nên cũng có nhiều giả thuyết và đồn đoán rằng Tate và những cộng sự khác tham gia dự án đang nắm giữ một lượng đáng kể các đồng DGB (đồng tiền nguyên gốc của nền tảng DigiByte) từ các giao dịch khai thác và quy trình sản sinh nguồn cung ban đầu. Và điều đó đồng nghĩa với việc sự giàu có của họ sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng của đồng DGB.

    Về những thành viên nhóm đang làm việc trong dự án DigiByte, thật khó để tìm hiểu về các nhân viên hoàn toàn phụng sự và hỗ trợ dự án. Trang web không chứa thông tin chi tiết về nhóm phát triển. Khi tham khảo qua các trang tin và hồ sơ trên LinkedIn có thể thấy tổng cộng có năm nhà phát triển đang làm việc cho DigiByte, bao gồm cả Tate.

    Việc thiếu vắng những thành viên cốt cán chuyên tâm cho các hạng mục marketing và tiếp thị, quản lý dự án và tiếp cận cộng đồng, thật khó để theo dõi cách thức mà nền tảng Digibyte sẽ phát triển trong thế giới các đồng tiền điện tử. Trong năm qua, Tate đã nói rằng ông đang thành lập một quỹ hỗ trợ dự án và tiếp thị cũng như quan hệ công chúng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của DigiByte.

    Biến động giá cả
    Cũng như với tất cả các đồng tiền điện tử khác, giá của đồng DigiByte luôn có nhiều biến động. Trước năm 2017, giá vẫn tương đối ổn định, và chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong năm 2017 cho đến năm 2018 đã chứng kiến một loạt các đột biến và sự cố đối với đồng DGB.

    Ngày mùng một tháng 6 năm 2017 giá đã tăng đột biến khi DigiByte hé lộ một thông tin sắp xảy ra trên Twitter. Các nhà đầu cơ khi đó đã tìm cách kiếm tiền từ sự kiện và tin tức về thông báo này khi họ nhanh chóng mua vào các đồng DigiByte. Điều này đã tạo ra một hiệu ứng bơm giá. Tuy nhiên, không có thông báo đặc biệt nào được công bố trong một vài ngày sau. Dự án chỉ thông báo rằng họ sẽ giới thiệu một ví tiền điện tử mới và một vài tính năng bổ sung. Vào thời điểm thông báo, giá của đồng DGB đã giảm xuống gần mức trước khi họ công bố.

    Giá của đồng Digibyte sau đó đã tăng vọt trở lại trong tháng 12 năm 2017 cho tới tháng 1 năm 2018. John McAfee, một nhà đầu tư nổi tiếng, đã tweet về DigiByte như một công ty đáng chú ý. Kết quả là giá đồng tiền này lại tăng đột biến vào tháng 12 cho tới tận đầu năm mới. Nhưng, nó cuối cùng đã rơi xuống theo thị trường chung như với phần còn lại của thị trường tiền điện tử.

    uu-diem-digibyte.png

    Thông số kỹ thuật
    Cũng giống như đồng Bitcoin, DigiByte là một đồng tiền điện tử dựa trên kỹ thuật UTXO. Điều này có nghĩa là số dư được tính dựa trên lịch sử giao dịch và mỗi đồng tiền sẽ có một mã nhận dạng (identifier). Khi một đồng tiền điện tử này được gửi vào ví của bạn, nó sẽ được coi là "chưa chi tiêu" trong ví của bạn. Khi bạn gửi đồng tiền đó cho người khác, nó sẽ có trạng thái là đã chi tiêu. Điều này giúp giải quyết vấn đề về chi tiêu đúp, một vấn đề cơ bản của tiền điện tử. Đồng thời nó cũng giải quyết các vấn đề an ninh khác cho nền tảng blockchain.

    Khối, khai thác và mã hóa băm Algos
    DigiByte đã phát hành khối cơ sở genesis vào ngày 10 tháng 1 năm 2014. Khi ra mắt, nó đã sử dụng giải thuật duy nhất đó là khai thác theo năng lực PoW. Tuy nhiên, ngay sau đó, DigiByte đã tiến hành một quy trình hard fork để giới thiệu tổng cộng năm giải thuật khai thác theo năng lực khác nhau. Và nhờ chia tách công việc khai thác giữa các thuật toán đồng thuận khác nhau đã giúp cho mạng lưới của nó có tính phân tán và tăng cường tính bảo mật cho mạng lưới.

    Khối block DigiByte mới sẽ được khai thác trong khoảng 15-18 giây một lần. Theo đó lần lượt một trong năm thuật toán khai thác sẽ lần lượt tạo một khối sau mỗi 1,5 phút. Trong mỗi khối, kích thước giao dịch bị hạn chế. DigiByte cũng là dự án đầu tiên triển khai công nghệ nhân chứng tách rời (Segregated Witness), giúp giữ cho blockchain của nó nhỏ và có khả năng mở rộng. Bên cạnh đó Blocktime hoạt động nhanh chóng liên tục trong bốn năm tồn tại đã làm cho DigiByte trở thành nền tảng blockchain dài nhất hiện đang tồn tại thậm chí còn dài hơn cả Bitcoin.

    Nguồn cung và nơi giao dịch đồng DGB
    Nền tảng blockchain của DigiByte sẽ cho phép khai thác 21 tỷ đồng DGB trong suốt 21 năm. Hiện tại đã có 8,1 tỷ đồng DGB đang trong lưu thông. Bạn có thể mua DGB trên hầu hết các sàn giao dịch lớn hoặc tham gia một pool khai thác để khai thác nó. Các thuật toán khác nhau của DigiByte sẽ hỗ trợ cho cả các thiết bị ASIC và GPU.

    nguon-cung-digibyte.png
    Cơ sở hạ tầng phân lớp
    Cơ sở hạ tầng phần mềm DigiByte bao gồm ba lớp có chức năng hoạt động dựa vào nhau:

    Lớp giao tiếp hạt nhân Core Communications và mạng lưới toàn cầu Global Network - Lớp này đảm nhiệm việc kết nối tất cả các nút trên mạng lưới với nhau. Nó hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu cơ bản giữa các nút và tạo ra một nền tảng cho các lớp khác phát triển.
    Sổ cái công khai va tài sản kỹ thuật số - Đây là nơi mà dữ liệu mạng lưới được lưu trữ. Nó cũng có các biện pháp an ninh để ngăn chặn việc thao túng dữ liệu và cũng khuyến khích xây dựng cơ chế đảm bảo các thợ mỏ cùng đóng góp và bảo vệ nền tảng này.
    Ứng dụng - Đây là lớp tương tác người dùng với nền tảng blockchain. Nó bao gồm bộ giao diện, các thư viện giao dịch, hàm API và các ứng dụng hàng ngày khác được xây dựng trên mạng lưới DigiByte.

    3-lop-digibyte.png
    Thời gian tạo khối nhanh hơn và thông lượng cao hơn
    Với Blocktime nhanh hơn trên nền tảng DigiByte sẽ làm cho các giao dịch được xử lý và được xác nhận nhanh hơn. Blocktime của DigiByte hiện nay đang là 15 giây, nhanh hơn khoảng 40 lần so với Bitcoin. Tất nhiên, blocktime nhanh hơn đi kèm với các vấn đề về khả năng mở rộng vì mỗi nút trên mạng phải duy trì toàn bộ lịch sử của blockchain để xác nhận các giao dịch mới. Blockchain của DigiByte đã là chuỗi dài nhất trên thế giới.

    Để đối mặt với những thách thức này, DigiByte là đồng tiền điện tử đầu tiên triển khai công nghệ nhân chứng tách biệt Segregated Witness. SegWit sẽ tách các công việc xác nhận giao dịch ra khỏi thông tin giao dịch trong khối. Điều này làm cho cuốn sổ cái phân tán nhỏ gọn hơn. Ngoài ra, SegWit cũng là công nghệ cho phép triển khai các công nghệ đổi mới như giao dịch xuyên chuỗi và giao dịch xác nhận đơn lẻ. Các định hướng này là những lựa chọn tiềm năng để phát triển nền tảng blockchain của DigiByte.

    DigiByte cũng giới hạn kích thước và phạm vi giao dịch. Hiện tại đang có rất ít tài liệu giải thích và chia sẻ phương thức hoạt hoạt động một cách chính xác, tuy vậy DigiByte vẫn tuyên bố những hạn chế như vậy đối với các giao dịch sẽ làm cho nền tảng blockchain của họ hiệu quả hơn. Ngoài ra, kỹ thuật này còn góp phần giúp phân vùng phạm vi giao dịch về mặt lý thuyết nhằm tăng tính bảo mật mạng lưới.

    Blocktime nhanh và kích thước giao dịch nhỏ cho phép DigiByte có được thông lượng giao dịch khoảng 280 giao dịch mỗi giây. Tốc độ này nhanh hơn Bitcoin với tám giao dịch được xử lý mỗi giây. Tuy nhiên, nếu so sánh nó với các đơn vị xử lý thanh toán như Visa hay Mastercard thì vẫn còn một khoảng cách khá xa bởi những hệ thống này có thể xử lý 2.000 giao dịch mỗi giây. DigiByte đã có kế hoạch tăng quy mô nhằm đạt được 2.000 giao dịch / giây theo tiêu chuẩn của Visa đặt ra và có thể vượt qua nó. Tuy nhiên, cho đến nay những kế hoạch đó vẫn còn là khá mơ hồ, và không có lộ trình rõ ràng.

    An toàn hơn
    DigiByte cũng tuyên bố họ là hệ thống an toàn hơn các đồng tiền điện tử khác. Đặt bảo mật là ưu tiên hàng đầu với mạng lưới DigiByte điều này có nghĩa là hệ thống sẽ đảm bảo toàn bộ mạng lưới càng được phân tán càng tốt. Đây cũng chính là một phần lý do tại sao nhóm phát triển dự án của DigiByte chưa có sự tăng trưởng đáng kể. Họ đã đặt trọng tâm vào việc phát triển DigiByte để mang tới cho cộng đồng một mạng lưới phân tán thực sự. Vấn đề lớn nhất của nền tảng này là sự phối hợp, trong khi nhiều thành viên đã đóng góp các hạng mục phát triển mã nguồn cho nền tảng này thì cho đến nay dự án chủ yếu được quảng cáo đơn lẻ và chưa có chiều hướng rõ ràng từ quỹ DigiByte Foundation.

    Tuy vậy, DigiByte đã thành công trong việc phân tán hóa các cụm khai thác. Điều này phần lớn được họ thực hiện thông qua các giải thuật ưu đãi khai thác và sử dụng năm thuật toán đồng thuận. Các thuật toán khai thác này sẽ chia các thợ mỏ và sức mạnh khai thác thành năm nhóm nhỏ đều nhau. Điều này sẽ giúp quá trình khai thác có tính cạnh tranh trong khi vẫn cho phép mỗi nhóm khai thác một khối cứ sau 1,5 phút. Blockchain DigiByte hiện có hơn 100.000 nút hoạt động trên sáu châu lục.

    DigiByte cân bằng tải giữa 5 thuật toán khai thác bằng cách điều chỉnh độ khó của mỗi thuật toán để không có thuật toán nào đóng vai trò thống trị. Công nghệ tái cân bằng này được gọi là MultiShield, và đó là một trong những tiến bộ kỹ thuật của DigiByte. Nguyên mẫu ban đầu của MultiShield là DigiShield, đã thực hiện điều chỉnh độ khó trong giải thuật khai thác để ngăn chặn các thợ mỏ với sức mạnh xử lý có thể áp đặt các blockchain nhỏ hơn. Độ khó trong thuật toán bất đối xứng của DigiShield đã trở nên nổi tiếng và được triển khai trong nhiều blockchains khác.

    Các kế hoạch phát triển
    DigiByte đã tạo được danh tiếng trong thế giới các đồng tiền điện tử với công nghệ cân bằng độ khó trong thuật toán khai thác. Công nghệ DigiShield của nó đã được ứng dụng rộng rãi như một giải pháp để điều chỉnh độ khó. Nó cũng là blockchain đầu tiên đã triển khai kỹ thuật SegWit và tiếp theo là công nghệ khai thác MultiAlgo. Tuy nhiên, đó lại tiếp tục là một lĩnh vực khác mà DigiByte đang đi tiên phong trong ngành công nghiệp blockchain.

    Vì DigiByte là nền tảng blockchain dài nhất nên họ cũng phải đối mặt với các vấn đề về khả năng mở rộng mà các chuỗi khác chưa gặp phải. Blockchain của DigiByte dài hơn 5 triệu khối. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công của việc sáng tạo công nghệ dự án cũng đã gặp một số lỗi. Cho đến khi cộng đồng người dùng chấp nhận đồng tiền điện tử này như một trong những đồng tiền điện tử hàng đầu thì mới có thể đánh giá được một cách chính xác rằng công nghệ của DigiByte có mạnh mẽ như họ tuyên bố hay không.

    Trong tương lai, DigiByte đã có kế hoạch phát triển nền tảng hợp đồng thông minh trên mạng lưới blockchain của nó. Cộng đồng các nhà phát triển cần các công cụ mã nguồn mở đáng tin cậy để triển khai các ứng dụng và dịch vụ DigiByte. DigiByte.JS sẽ cung cấp một thư viện API đáng tin cậy cho các ứng dụng viết bằng ngôn ngữ JavaScript giao tiếp với nền tảng này.

    Trang web của DigiByte cũng tuyên bố rằng nền tảng này sẽ hỗ trợ các ứng dụng AI và IoT được xây dựng trên blockchain của nó.

    Tương lai của Digibyte
    Với 100.000 nút đang hoạt động trên mạng lưới Digibyte đã cho thấy đây là một nền tảng đáng để tâm. Tuy nhiên, DigiByte là một đồng tiền điện tử lâu đời trong lịch sử phát triển của nó, và nó đang dần nhận được các cơ hội để có được sự ủng hộ lớn từ công chúng.

    DigiByte hiện đang thu hút sự chú ý trong cộng đồng game thủ. Một nhánh phát triển của DigiByte, DigiByte Gaming, nhằm cung cấp các đồng DGB cho các game thủ để đổi lấy thời gian dành cho một số trò chơi nhất định.

    Tate, CEO của dự án đã có những lời hứa sẽ tập trung vào tiếp cận cộng đồng và hoàn thiện quỹ phát triển DigiByte Foundation trong năm nay. Tại thời điểm này, việc phổ biến đồng tiền này đang là thách thức lớn nhất đối với dự án. Tính chất của dự án DigiByte đã khá cân bằng. Nó có thể cất cánh với vai trò như một nhà lãnh đạo về tốc độ, khả năng mở rộng và tính bảo mật; hoặc nó có thể mờ nhạt và lụi tàn như vô vàn các đồng tiền điện tử khác. Với những thành tựu đạt được và một cơ chế vận hành chưa sử dụng makerting và từ sức mạnh cộng đồng có lẽ đây là dự án rất đáng để theo dõi.
     
    Tags:

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...