Đồng tiền điện tử Enigma (ENG) là gì? cùng tìm hiểu một nền tảng lưu trữ dữ liệu an toàn

Thảo luận trong 'Cơ bản' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 23/5/18. Trả lời: 0 Xem: 1,320.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    Enigma (ENG) là đồng tiền điện tử nguyên gốc của mạng lưới Enigma, đây là một mạng lưới off-chain được vận hành với vai trò bổ sung tính năng cho các mạng blockchain bằng việc cung cấp các tính năng lưu trữ dữ liệu và năng lực tính toán từ một lớp thứ cấp. Giao thức này sẽ cung cấp các giải pháp riêng tư và có tính mở rộng quy mô cho bất kỳ chương trình blockchain nào sử dụng nó, bởi dữ liệu được tải lên mạng lưới Enigma là dữ liệu riêng tư và tránh được hiệu ứng tắc nghẽn mạng lưới.

    Enigma.jpg
    Hợp đồng thông minh bí mật cũng sẽ là nét riêng biệt và độc đáo của Enigma. Cũng tương tự như trên mạng lưới Ethereum, các hợp đồng bí mật này cũng đóng vai trò tương tự trên Enigma và chúng sẽ cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phân tán đầu cuối và qua đó loại bỏ sự tham gia của các bên trung gian.

    Nguyên lý hoạt động Enigma

    Enigma là blockchain hoạt động theo định hướng tương thích và kín đáo, nó sẽ phục vụ như là một phần mở rộng cho các nền tảng blockchain thông thường cho các tính toán ngoài chuỗi. Mã nguồn khi đó sẽ được xử lý cả trên blockchain nếu nó được định nghĩa là công khai, và trên mạng lưới bên ngoài chuỗi Enigma nếu nó được định nghĩa là riêng tư.

    Để đảm bảo dữ liệu được an toàn thì các dữ liệu này có thể được mã hóa trước khi được gửi tới mạng lưới và các lớp ngoài chuỗi này sẽ chịu trách nhiệm phân phối dữ liệu này tới các nút của Enigma và đảm bảo tính riêng tư cho nó. Sổ cái công khai của blockchain này sẽ chỉ lưu trữ các tham chiếu đến dữ liệu này để chứng thực chúng đã được lưu trữ, tuy nhiên không có dữ liệu nào là công khai - nó vẫn bị che lấp, có tính riêng tư và được chia tách trên mạng off-chain.

    Hệ sinh thái ngoài chuỗi: MPC và DHT
    Để giúp bạn dễ hình dung hơn về cách thức hoạt động của mạng lưới này thì có thể nói Enigma đang tìm cách ứng dụng kỹ thuật tính toán đa nhân tố an toàn (MPC) và bảng băm phân tán ngoài chuỗi (DHT) để đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu. Tuy nhiên bạn đừng quá chú ý đến những thuật ngữ khó hiểu này. Về cơ bản, MPC phân phối dữ liệu giữa các nút trên mạng, tách thông tin được mã hóa thành từng phần riêng biệt để đảm bảo tính an toàn. Sau đó, DHT sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu này trong cơ sở dữ liệu ngoài chuỗi. Chúng ta có thể xem MPC và DHT là hai nửa của cùng một tổng thể. DHT lưu trữ dữ liệu trong khi MPC chịu trách nhiệm xử lý và truy xuất dữ liệu và cả hai đều đảm bảo rằng dữ liệu được xử lý mà vẫn hoàn toàn riêng tư.

    dong-eng.png
    Hãy hình dung về nó như một trò chơi (ghép hình) puzzle. Mỗi nút sẽ giữ một mảnh cho toàn bộ bức tranh này, nhưng mỗi phần sẽ là vô giá trị nếu không có tất cả những mảnh ghép khác. Thêm vào đó, các nhà khai thác của các nút sẽ không biết hình ảnh hoàn chỉnh mà tất cả các phần tạo ra. Người dùng truy cập mạng lưới Enigma để lưu trữ dữ liệu của mình và cũng có thể lấy lại tất cả các miếng ghép để tái tạo lại bức tranh này khi họ muốn.

    mo-hinh-eng.png
    Lấy toàn bộ nội dung? Các mảnh ghép là các giá trị mà các nút lưu trữ dưới dạng đã được mã hóa. Các giá trị này xuất phát từ khóa riêng của dữ liệu, trong khi đó toàn bộ hình ảnh sẽ cần để xác minh rằng các mảnh ghép là của bạn. Nếu không có khóa riêng tư, bạn sẽ không thể truy cập mọi thành phần dữ liệu cần thiết để tạo lại toàn bộ hình ảnh.

    Như vậy, tất cả dữ liệu “được chia sẽ giữa các nút khác nhau, và chúng tính toán cùng nhau mà không bị rò rỉ thông tin đến các nút khác. Cụ thể, không một bên nào có đủ quyền truy cập toàn bộ dữ liệu; thay vào đó, mỗi bên có một phần dữ liệu. Không giống như các nút của mạng lưới Bitcoin nơi mà mọi nút đều chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ thông tin được gửi đến mạng. Thay vào đó, các kỹ thuật giảm tải cho mạng lưới Enigma sẽ lựa chọn các nút cho các dự án cụ thể dựa vào năng lực và danh tiếng của nó, nhằm đảm bảo rằng chỉ các nút phù hợp mới thực hiện nhiệm vụ dựa trên nhu cầu tính toán của nó.

    Các nhà khai thác nút sẽ nhận phí giao dịch - đây không phải là phần thưởng từ mạng lưới - vì những đóng góp của họ, bởi trên mạng lưới này phí sẽ được áp dụng cho cả công việc tính toán và lưu trữ nhằm khuyến khích các nhà khai thác cung cấp các tài nguyên máy tính tốt nhất. Để đảm bảo cho họ giữ được sự trung thực, các nhà điều hành nút phải ký quỹ bằng một lượng tiền nhất định mà họ có nguy cơ bị mất nếu họ hành động chống lại mạng lưới, báo cáo sách trắng whitepaper chính thức của Enigma giải thích:
    “Để tham gia vào mạng lưới cũng như lưu trữ dữ liệu và thực hiện tính toán nhằm nhận phí, đầu tiên toàn bộ nút phải gửi một khoản tiền ký quỹ vào hợp đồng riêng. Sau khi tính toán xong, một hợp đồng riêng tư sẽ xác minh một cách chính xác và công bằng những duy trì cam kết với mạng lưới. Nếu một nút được phát hiện giả mạo về kết quả của họ hoặc hủy bỏ các công việc tính toán, nó sẽ mất số tiền ký quỹ và số tiền này sẽ được chia cho các nút trung thực khác. Nhờ đó đảm bảo năng lực tính toán của toàn mạng lưới và loại trừ các nút độc hại”.

    Để tổng kết phần này, chúng ta hãy cùng xem cách mà mạng lưới Enigma thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng cho lĩnh vực blockchain:
    Tính riêng tư: Đây là tính năng cốt lõi và thực sự là nét riêng của Enigma. Với Enigma, người dùng có thể yên tâm hoàn toàn về một cuốn sổ cái công khai bất biến (blockchain) cùng với những tùy chọn cho các phương án xử lý và lưu trữ bảo mật và riêng tư trong mô hình off-chain của Enigma. Ví dụ, nếu một trường đại học muốn ghi lại các thông tin về sức khỏe của các sinh viên của họ trên blockchain mà không muốn tiết lộ các thông tin nhậy cảm với các học viên khác. Với mạng lưới Enigma, họ có thể lưu giữ hồ sơ của từng học viên và ghi lại trong một cuộc khảo sát mà không tiết lộ học sinh nào liên kết với hồ sơ nào.

    Như vậy một bản ghi toàn diện từ cuộc khảo sát và các hồ sơ bệnh án sẽ được ghi nhận và công khai trên blockchain, trong khi đó đầu vào và thông tin của mỗi cá nhân sẽ được tổ chức riêng lẻ thành từng mảnh ghép trên Enigma.

    Lưu trữ và khả năng mở rộng: Enigma cũng có thể được sử dụng như một giải pháp lưu trữ ngoài chuỗi, cho dù dữ liệu này có được mã hóa hay không. Theo đó, Enigma mang đến một tùy chọn lưu trữ off-chain và một giải pháp có tính đến khả năng mở rộng, nhờ đó nó có thể được sử dụng để xử lý các tính toán lớn và chuyên sâu mà vẫn có thể được kiểm chứng công khai trên blockchain.

    Thị trường dữ liệu và phân tích

    Như chúng ta đã cùng phân tích ở phần trên, Enigma có khả năng sử dụng các hợp đồng thông minh bí mật nhằm cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung và đề cao quyền riêng tư. Ví dụ, có một cuộc khảo sát để thu thập dữ liệu và đưa vào hồ sơ bệnh án tại một trường đại học là một trường hợp có thể áp dụng cho một hợp đồng bí mật vận hành một ứng dụng phân tán dApp. Những ứng dụng khác có thể là các ứng dụng bỏ phiếu, kiểm toán tài chính, quản lý danh tính.

    Một trong số các ứng dụng như vậy là một thị trường dữ liệu cho giao dịch, hiện đã có mặt trên mạng lưới này. Catalyst là ứng dụng phân tán đầu tiên được xây dựng trên Enigma và nó sử dụng một thị trường nơi người dùng có thể sắp xếp, chia sẻ và trao đổi dữ liệu để xây dựng các chiến lược đầu tư tiền điện tử. Như báo cáo sách trắng whitepaper của Catalyst cho biết:
    "Mục tiêu chính của Catalyst là hoạt động như một cửa hàng một cửa cho các nhà phát triển, những người quan tâm đến việc phát triển các chiến lược kinh doanh của thị trường tiền điện tử. Các nhà phát triển có thể sử dụng vô số nguồn dữ liệu được cung cấp thông qua nền tảng của chúng ta, và sẽ được chuyển giao thông qua giao thức thị trường dữ liệu ngang hàng của Enigma nhằm: xây dựng mô hình của họ, kiểm chứng lại chúng theo dữ liệu lịch sử, cũng như đặt ra các chiến lược của họ để thử nghiệm trong một môi trường giao dịch mô phỏng hoặc thực tế. Theo thời gian, Catalyst cũng sẽ phục vụ các nhà đầu tư không có kỹ năng viết các mã lập trình".

    cau-truc-eng.png
    Thị trường dữ liệu chung của Enigma cũng sẽ phục vụ cùng chức năng như Catalyst với vai trò là chất xúc tác cho rất nhiều ngành công nghiệp và trường hợp ứng dụng khác nhau. Dữ liệu cho bất cứ lĩnh vực nào từ các tổ chức y tế cho tới các hồ sơ thuế có thể được biên soạn trên thị trường này, và các ứng dụng cũng như tiện ích của các dữ liệu này sẽ chỉ giới hạn trong sự quản lý của từng người sử dụng.

    Nhóm phát triển và tiến trình dự án
    Nhóm phát triển Enigma chủ yếu là các thành viên từ MIT bao gồm MIT Lab và MIT Sloan cũng như các kỹ sư phần mềm dày dạn kinh nghiệm.

    Guy Zyskind, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Enigma, đã có hơn một thập kỷ tích lũy kinh nghiệm phát triển phần mềm từ MIT, ông từng là trợ lý nghiên cứu của MIT Media Lab, và đã giảng dạy lớp đầu tiên về blockchain tại MIT. Can Kisagun, CPO và là đồng sáng lập của dự án, ông tốt nghiệp trường quản lý Sloan của MIT, đã trải qua một số công ty khởi nghiệp và từng làm việc tại McKinsey & Company với tư cách là nhà phân tích kinh doanh sau khi hoàn thành chương trình MBA của mình.

    Dự án cũng có một danh sách các nhà đầu tư ấn tượng, bao gồm Floodgate, Flybridge Capital Partners, Nhóm tiền tệ kỹ thuật số, và MIT.

    Với lộ trình phát triển của Enigma, tuy không có các biểu đồ minh hoạ thông tin đầy đủ, tuy nhiên bạn có thể theo dõi dashboard của dự án để biết thêm các thông tin chi tiết. Nhóm nghiên cứu sử dụng một phương tiện truyền thông xã hội đơn giản nhưng khá tích cực là Medium.

    Đối thủ cạnh tranh Enigma

    Có thể bạn sẽ nghĩ rằng bất kỳ các đồng tiền điện tử riêng tư đều là đối thủ cạnh tranh với Enigma, tuy nhiên hầu hết các đồng tiền điện tử này chỉ tập trung vào sự riêng tư của các giao dịch, trong khi định hướng của Enigma là giải pháp về quyền riêng tư tổng thể từ giao dịch cho tới các hợp đồng thông minh.

    Có một vài dự án đang xây dựng các thị trường hướng dữ liệu (như Iconomi, Cindicator, iExec RLC), tuy nhiên hai dự án đầu tiên thiếu các thành phần riêng tư ngoài chuỗi, điều mà Enigma đặt trọng tâm chính. Bên cạnh đó mục tiêu của iExec là cung cấp giải pháp tính toán trên nền điện toán đám mây ngoài chuỗi cho các ứng dụng phân tán dApp còn Bluzelle thì tập trung vào quản trị dữ liệu và cũng thiếu các phương pháp tiếp cận ngoài chuỗi cũng như không cung cấp các thị trường dữ liệu.

    Như vậy có thể nói thực sự chưa có nền tảng nào cung cấp các dịch vụ tương tự như những điều mà Enigma đang triển khai.

    Lịch sử giao dịch Enigma

    Đồng ENG đạt đỉnh cao nhất là 8,20 USD vào ngày 10 tháng Giêng, và cũng giống như toàn bộ thị trường tiền điện tử, đồng tiền này đã có một xu hướng giảm đáng kể. Vào thời điểm này đồng ENG đang được giao dịch với giá 1.92 USD và được xếp hạng 101 trên CoinMarketCap.

    Nơi mua ENG
    ENG được giao dịch chủ yếu trên sàn giao dịch Binance, Huobi và Bittrex, và bạn có thể giao dịch với cả hai cặp BTC và ETH trên cả ba sàn giao dịch đó.

    Nơi lưu trữ ENG
    Đồng ENG là một token theo tiêu chuẩn ERC20, vì vậy bất kỳ ví tiền điện tử nào tương thích với Ethereum như Ledger Nano S, Trezor, MyEtherWallet, MetaMask, Parity đều có thể lưu trữ được.

    Kết luận
    Enigma hứa hẹn sẽ cung cấp hai giải pháp cần thiết để quản lý và lưu trữ dữ liệu trên blockchain nhằm đảm bảo: quyền riêng tư và khả năng mở rộng. Với Enigma, các hợp đồng bí mật sẽ cho phép người dùng giữ các thông tin nhạy cảm trong khi vẫn đảm bảo độ tin cậy bởi một mạng lưới blockchain để xác nhận tính hợp lệ của dữ liệu này.

    Ngoài ra, các nhà phát triển có thể sử dụng Enigma để giảm tải dữ liệu, tính toán chuyên sâu trong mạng lưới ngoài chuỗi của Enigma, qua đó cho phép các nền tảng blockchain có thể mở rộng và có các tùy chọn lưu trữ cùng tài nguyên thay thế để xử lý dữ liệu.
     
    Tags:

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...