Nhìn nhận tiền điện tử dưới góc độ pháp luật

Thảo luận trong 'Thị trường & Xu hướng' bắt đầu bởi Đỗ Quyên, 14/1/18. Trả lời: 0 Xem: 4,178.

  1. Đỗ Quyên
    Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc có nên công nhận tiền điện tử một loại tài sản, một phương tiện thanh toán hay không và Pháp luật Việt Nam cũng như trên thế giới quy định như thế nào về vấn đề này?

    hinh1.jpg
    Tiền điện tử có phải là tiền?

    Tiền điện tử, tiền ảo, tiền số hóa hay tiền thuật toán là những khái niệm được dịch từ “digital currencies”, “virtual currencies”, “crypto-currencies”. Chúng đang là những từ phổ biến, xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện thông tin hiện nay. Vậy chúng có phải là tiền không? Và chúng có phải là phương tiện thanh toán?

    Về khái niệm tiền điện tử. Có thể hiểu đơn giản, tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành.

    Về xu hướng giao dịch các loại tiền điện tử, nổi bật là bitcoin, theo thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, ông Lê Mạnh Hưng cho hay: Có 1 số nước cấm tuyệt đối các giao dịch bitcoin, 1 số nước thì không thừa nhận bitcoin là phương tiện thanh toán nhưng cho phép và khuyến cáo những rủi ro liên quan giao dịch, có nước thậm chí cho bitcoin là phương tiện thanh toán nhưng rất ít. Như vậy ít nhất ở Việt Nam đây không được coi là tiền và cũng không phải là đơn vị thanh toán vì đơn giản ở góc độ pháp lý nó không phải là tiền.

    hinh2.jpg
    Các cuộc tranh luận về tiền điện tử trên thế giới

    Có rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra về vấn đề có nên coi tiền điện tử, tiền ảo, tiền thuật toán là tiền, các chuyên gia kinh tế, luật học đã vào cuộc và tranh cãi rất nảy lửa. Tuy nhiên đã có 1 số trang tin tức lớn quy định Tiền ảo là tên gọi như 1 danh từ riêng, bản thân danh từ riêng này không chứa đựng tính chất đầy đủ của tiền mà chỉ chứa đựng 1 phần tính chất của tiền. Những trang web này sau đó dùng thuật ngữ tiền ảo, tiền số, tiền số hóa hày tiền thuật toán như một danh từ riêng. Đồng thời coi nó là TÀI SẢN số, TÀI SẢN MÃ hóa. Theo đó quá trình trao đổi, chuyển và nhận được coi là quá trình trao đổi, chuyển, nhận tài sản.

    Pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào

    Trong khuân khổ pháp luật và hiến pháp hiện thời thì các thành viên diễn đàn phải dùng danh từ Tiền ảo, tiền số, tiền số hóa hay tiền thuật toán như danh từ riêng và coi quá trình trao đổi những giá trị này là quá trình trao đổi tài sản, không phải là phương tiện thanh toán. Cũng theo ông Đỗ Mạnh Hưng - Thống đốc NHNN Việt Nam nhấn mạnh: “Quy định pháp luật hiện hành bitcoin không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ VN, vì vậy tất cả giao dịch sử dụng đồng bitcoin làm phương tiện thanh toán là không đúng với các quy định của pháp luật hiện hành”.

    Theo đó, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

    hinh3.jpg
    Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng. Đồng thời, từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    Như vậy, tiền điện tử không được thừa nhận là tiền và là phương tiện thanh toán theo pháp luật Việt Nam. Quá trình giao dịch chỉ là quá trình trao đổi tài sản.
     

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...