Đồng tiền điện tử Nano là gì? cùng tìm hiểu đồng tiền điện tử với kiến trúc block-lattice

Thảo luận trong 'Cơ bản' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 13/5/18. Trả lời: 0 Xem: 1,226.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    Nano là đồng tiền điện tử và cũng là tên thương hiệu của RaiBlocks. Việc xây dựng lại thương hiệu đã diễn ra vào tháng 1 năm 2018. Nano được xây dựng với kỳ vọng sẽ trở thành một phương tiện trao đổi hiệu quả, khả thi đối với các loại tiền mặt.

    nano.png
    Trong bài báo sách trắng whitepaper của Nano, nhóm phát triển tiền điện tử đã làm dấy lên những lo ngại về tính thực tiễn của Bitcoin khi hoạt động như một loại tiền tệ chung. Các mối quan tâm như sau:
    Các vấn đề về tính mở rộng, người dùng đang phải đối mặt với phí giao dịch quá cao, với mức phí trung bình là 10,38 USD.

    Độ trễ trong quá trình xác thực giao dịch cao của Bitcoin làm cho thời gian giao dịch trung bình là 164 phút.
    Giải thuật khai thác theo năng lực của Bitcoin ước chừng sử dụng 27,28TWh hàng năm, trung bình là 260KWh mỗi giao dịch.

    Sử dụng cấu trúc mạng block riêng của nó, Nano tập trung vào sửa đổi những nhược điểm mang tính gốc rễ của Bitcoin. Đồng tiền điện tử này hứa hẹn sẽ mang đến các giao dịch gần như không tốn phí và được xác minh theo thời gian thực mà không tiêu tốn nhiều công sức và tiêu thụ năng lượng như Bitcoin.

    Nano hoạt động như thế nào?

    Cũng giống như IOTA, Nano sử dụng thuật toán dựa trên biểu đồ theo chu kỳ trực tiếp, nhưng thay vì sử dụng cấu trúc DAG hoạt động theo nhóm, Nano sử dụng công nghệ mới của chính nó được gọi là mạng khối block-lattice (hầu hết các đồng tiền điện tử khác đều sử dụng cấu trúc chuỗi khối block-chain).

    nano-block-lattice.png
    Cơ sở hạ tầng block-lattice hoạt động tương tự như blockchain nhưng với một vài khác biệt chính. Đầu tiên, mỗi tài khoản trên giao thức của Nano có cấu trúc blockchain riêng được gọi là chuỗi tài khoản (account-chain). Chỉ người dùng của chuỗi tài khoản đó mới có thể sửa đổi chuỗi cá nhân của họ và điều này cho phép mỗi chuỗi tài khoản được cập nhật không cần đồng bộ với phần còn lại của mạng khối block-lattice.

    Trên thực tế, điều này có nghĩa là người dùng có thể gửi và cập nhật các khối trên chuỗi tài khoản của họ mà không cần dựa vào toàn bộ mạng lưới. Để đạt được điều này, bất kỳ khoản tiền nào được gửi trên mạng khối của Nano đều yêu cầu hai giao dịch: giao dịch người gửi và giao dịch người nhận. Để giao dịch được giải quyết, bên nhận phải ký vào một khối xác nhận rằng số tiền đã nhận được. Nếu chỉ có khối của bên gửi được ký, giao dịch được coi là chưa được xác minh. Tất cả các giao dịch được gửi trong gói tin UDP (User Datagram Protocol) nhằm đảm bảo chi phí tính toán thấp và cho phép người gửi chuyển tiền ngay cả khi người nhận đang ở chế độ ngoại tuyến.

    Một trong những tính năng hấp dẫn hơn của block-lattice là cách sổ cái của nó xử lý và lưu trữ các giao dịch. Mỗi giao dịch của Nano là một khối riêng và mỗi khối mới sẽ thay thế một khối trước trên chuỗi tài khoản của người dùng. Để duy trì quản lý số dư tài khoản các khối mới sẽ ghi lại số dư hiện tại của chủ tài khoản và đưa nó vào giao dịch xử lý.

    blocklattice.png
    Để minh họa điều này, nếu bạn đang gửi đồng NANO cho ai đó, giao dịch sẽ được xác minh bằng cách lấy phần khác biệt giữa khối gửi và số dư hiện tại của bạn trên khối trước đó. Ở đầu kia của giao dịch, khối nhận sau đó sẽ thêm số tiền vào khối trước đó của chuỗi tài khoản. Kết quả cuối cùng là một khối mới được hình thành sẽ ghi lại số dư đã được cập nhật cho mỗi người dùng.

    Theo thiết kế kiến trúc hệ thống này, Nano sẽ lưu giữ các bản ghi về số dư của tài khoản trên sổ cái của nó mà không phải lưu trữ toàn bộ lịch sử của tất cả các giao dịch như cuốn sổ cái phân tán truyền thống đang làm. Điều này có nghĩa rằng mạng lưới Nano sẽ chỉ cần phải lưu giữ một bản ghi của mỗi tài khoản trên sổ kế toán đầy đủ của nó, thay vì phải duy trì một bản ghi của tất cả các giao dịch trước đó, nói cách khác mạng lưới này chỉ lưu trữ số dư tài khoản.

    Như vậy có thể bạn sẽ băn khăn và tự hỏi tại sao Bitcoin không chuyển đổi và cập nhật để sử dụng giải pháp này? chúng ta hãy cùng xem xét và tìm hiểu theo các phân tích dưới đây.

    Các đặc tính của cơ sở hạ tầng block-lattice
    Độ trễ được cải thiện

    Nhờ được quản lý theo các chuỗi tài khoản, mỗi tài khoản và chuỗi của nó có thể được cập nhật không cần đồng bộ với toàn bộ mạng lưới. Bằng cách thực hiện một cơ chế giao dịch kép, nó chỉ phụ thuộc vào cả người nhận và người gửi tiền để xác minh một giao dịch. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu phải tham gia xác thực của toàn bộ thợ mỏ trong quá trình khai thác và tạo một cơ chế giúp cho các giao dịch được xác minh gần như tức thời và không tốn phí.

    Giải pháp về tính mở rộng quy mô
    Tất cả các giao dịch trên nền tảng Nano được xử lý một cách độc lập với chuỗi chính của mạng lưới. Chúng cũng phù hợp với việc được nhóm vào gói UDP duy nhất và được ghi lại trong các khối riêng của chúng. Như vậy quá trình quản lý sẽ trở nên hiệu quả hơn loại bỏ vấn đề về dung lượng khối, vì các nút không chịu trách nhiệm duy trì toàn bộ bản ghi về tất cả các giao dịch trên mạng lưới. Thay vào đó, họ chỉ cần lưu trữ số dư tài khoản cá nhân của từng chuỗi tài khoản thay vì toàn bộ cuốn sổ kế toán.

    Với cuốn sổ cái phân tán theo phương pháp truyền thống như trong mạng lưới của Bitcoin, một giao dịch không thể bị xóa khi mà toàn bộ một khối đã được xây dựng và gắn vào blockchain. Toàn bộ khối này hoạt động với vai trò là cuốn sổ cái toàn diện cho toàn bộ thông tin tài chính của mạng lưới bao gồm toàn bộ lịch sử giao dịch của Bitcoin. Khi có thêm thông tin cần được lưu trữ, chúng ta đã thấy thời gian giao dịch đã rất chậm chạp và phí giao dịch rất cao. Kiến trúc xây dựng các chuỗi tài khoản của Nano tạo ra một cơ sở hạ tầng gọn nhẹ và kết quả là block-lattice mang lại một giải pháp tăng cường tính mở rộng quy mô so với nền tảng blockchain truyền thống. Nền tảng phi tập trung hóa và định hướng tiết kiệm năng lượng trong vận hành mạng lưới của NANO sẽ đảm bảo mạng lưới của nó an toàn và bảo mật nhờ giải thuật khai thác theo cổ phần ủy viên DPoS tương tự như nền tảng ARK.

    Nếu có bất kỳ sự bất cân xứng nào xảy ra với các giao dịch xung đột, Nano sẽ tiến hành cơ chế bỏ phiếu cho các giao dịch để xác minh tính hợp lệ. Như chúng ta đã biết giải thuật DPoS mang đến một số lợi ích so với giải thuật khai thác theo năng lực.

    Đối với một kiến trúc không có sự tham gia của thợ mỏ, Nano đã tạo ra cơ chế bảo vệ mạng lưới của nó khỏi các cuộc tấn công và loại bỏ tính chất tập trung hóa trong khai thác mỏ. Ủy viên Nano nắm giữ cổ phần cộng đồng cũng chính là các đồng NANO của mình, vì vậy họ sẽ có động lực chống lại sự lạm dụng quyền lực và làm tổn hại đến tính hợp pháp của toàn bộ mạng lưới do chính họ đầu tư.

    Thêm vào đó, do tính chất của cấu trúc mạng khối, các ủy viên chỉ cần xác minh các giao dịch nếu có vấn đề phát sinh. Kết quả là, vận hành một nút trên mạng lưới Nano sẽ tiêu thụ ít năng lượng điện hơn nhiều so với việc vận hành các nút theo giải thuật khai thác theo năng lực.

    Mua đồng Nano ở đâu

    Hơn 90% khối lượng giao dịch của Nano diễn ra trên sàn giao dịch Binance với cặp giao dịch với BTC hoặc ETH, trong đó cặp giao dịch BTC / NANO chiếm khoảng 80% khối lượng giao dịch của đồng tiền này. Bạn cũng có thể giao dịch trên sàn giao dịch KuCoin và HitBTC, tuy nhiên khối lượng giao dịch của NANO trên các sàn này thấp hơn so với khối lượng giao dịch trên sàn Binance.

    Sử dụng ví Nano nào?
    Đồng tiền điện tử này có một ví web nhẹ giúp bạn quản lý các khóa riêng tư của bạn, ví điện thoại di động đang trong giai đoạn phát triển phiên bản beta và hai ví phần mềm cho máy tính. Trong lộ trình phát triển của mình nhóm đang làm việc để tích hợp ví tiền điện tử phần cứng Ledger Nano S.

    Tương lai của Nano
    Kể từ khi ra mắt vào năm 2015 và tái xây dựng thương hiệu vào đầu năm 2018, nhóm nghiên cứu Nano đã nỗ lực phối hợp để phát triển dự án của họ và giữ cho cộng đồng được cập nhật các tiến trình phát triển của họ.

    Vào tháng 4 năm 2018, nhóm đã tái cấu trúc lộ trình dài hạn của mình. Trang web NANO đã bao gồm các thông tin toàn diện và luôn thay đổi và cập nhật về sự phát triển của Nano trong bốn lĩnh vực: trải nghiệm, gắn kết thực tế, ví tiền điện tử và giao thức.

    Kết luận
    Nano rất có thể sẽ mang đến giải pháp cho các vấn đề về khả năng mở rộng và độ trễ của Bitcoin. Ngoài ra nó cũng có thể cắt giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng điện vốn là vấn đề nhức nhối của giải thuật khai thác theo năng lực.

    Nếu đồng tiền điện tử này thực sự muốn trở thành một sự thay thế khả thi đối với tiền mặt, thì những vấn đề mà Bitcoin đang bị phơi bày phải được giải quyết một cách triệt để trên hạ tầng NANO. Và thực sự dự án này là rất thú vị để chúng ta cùng theo dõi sự phát triển của nền tảng này ở cả góc độ kỹ thuật lẫn đầu tư.
     
    Tags:

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...