Trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận về sự khác nhau trong tính chất kinh tế của hai mô hình kinh tế mạng EOS và Ethereum. Về cơ bản, đây là sự so sánh giữa mô hình sở hữu và mô hình cho thuê. Với Ethereum, phí gas được yêu cầu để đổi lấy mọi hoạt động tính toán xử lý, hoạt động lưu kho và sử dụng băng thông. Thêm nữa, mức phí yêu cầu dao động và có thể tăng cao khi những người đào Ether ưu tiên chọn các giao dịch với mức phí lớn nhất. Điều này đặc biệt rõ ràng trong thời gian gần đây với chương trình ICO Status, trong đó 100 đô la phí gas vẫn còn quá nhỏ, ngay cả đối với các giao dịch nhỏ. Hơn nữa, như đã thảo luận trong chương trước, mô hình kinh tế này tạo ra một kịch bản mà các bên tiền lực tài chính mạnh có thể đóng băng toàn bộ mạng lưới bằng cách làm tràn các giao dịch với mức phí cao. Thêm vào đó, mô hình này đòi hỏi các nhà phát triển và các công ty khởi nghiệp liên tục đốt các khoản phí GAS trong suốt quá trình phát triển và triển khai các ứng dụng của họ. Ngược lại, EOS sẽ sử dụng mô hình quyền sở hữu, trong đó giữ token EOS cho phép người dùng chia sẻ tỷ lệ băng thông mạng, lưu trữ, và sức mạnh xử lý. Điều này có nghĩa là nếu ai đó sở hữu 1% token EOS, họ sẽ luôn có quyền truy cập đến 1% băng thông mạng, bất kể tải còn lại của mạng. Bằng cách này, các công ty nhỏ và nhà phát triển có thể mua một phần tương đối nhỏ của mạng để nhận được băng thông mạng đáng tin cậy và sức mạnh tính toán, và chỉ cần mua thêm token EOS khi họ cần phải mở rộng ứng dụng của mình. Hơn nữa, vì mạng không có phí giao dịch do đó không có chi phí phát triển mạng, ngoại trừ việc mua token EOS ban đầu. Tuy nhiên, những thứ này tất nhiên có thể được bán để lấy lại khoản đầu tư ban đầu nếu muốn.