Tòa án yêu cầu Telegram giao khóa bảo mật

Thảo luận trong 'Tin sự kiện' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 21/3/18. Trả lời: 0 Xem: 859.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    Telegram đã mất ưu thế trong một phiên tòa chống lại việc yêu cầu trao khóa bảo mật cho các dịch vụ an ninh Nga. Nền tảng tin nhắn này đã tạo ra một mạng lưới quan trọng cho cộng đồng tiền điện tử, họ cho biết họ sẽ kháng án lên tòa án tối cao nhằm ngăn chặn việc Nga thu thập dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng.

    khoa-bao-mat-telegram.jpg
    Telegram trận chiến về bảo mật người dùng
    Tòa án tối cao Alla Nazarova hôm nay đã bác bỏ một đơn kháng cáo của Telegram, phản đối Dịch vụ an ninh liên bang Nga (FSB) nhận các khóa bảo mật cho nền tảng của họ. Theo đó, Telegram sẽ có nghĩa vụ pháp lý cung cấp cho lực lượng an ninh truy cập vào tin nhắn cá nhân và các dữ liệu khác của người sử dụng, trừ khi họ có thể thuyết phục một tòa án phúc thẩm rút lại quyết định. Ngay sau khi phán quyết được đưa ra công khai, Giám đốc điều hành Telegram, Pavel Durov đã nói: “Đây là một nguy cơ dẫn đến việc phá hỏng nền tảng Telegram, trừ khi họ phải từ bỏ việc này. Nếu không dữ liệu riêng tư của người dùng sẽ bị phơi bày. Telegram là nền tảng tự do cho tất cả mọi người”.

    Công ty này đang cho thấy mình ở một vị trí khó khăn. Với thành công trong đợt mở bán kín cho các đồng tiền điện tử của riêng mình, Telegram được xem như là một người cầm cờ tiên phong cho một phong trào về sự riêng tư của người dùng, triển khai mã hóa, và ngăn cản những can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên, như một doanh nghiệp Nga, Telegram bị ràng buộc bởi các đạo luật khắc nghiệt mà qua đó cho phép lực lượng an ninh của quốc gia giám sát rộng rãi.

    Putin muốn Backdoor bởi những kẻ khủng bố
    Năm 2016, Tổng thống Putin đã ra lệnh rằng các dịch vụ nhắn tin phải cung cấp phương tiện giải mã cho lợi ích an ninh quốc gia. Theo dõi những kẻ khủng bố là lý do được trích dẫn. Tuy nhiên, thật khó tưởng tượng rằng việc truy cập vào dữ liệu người dùng của Telegram sẽ được sử dụng một cách có trách nhiệm để xác định những kẻ khủng bố.

    Các chính phủ phương Tây, bao gồm cả Anh và Mỹ, đã tham gia vào cuộc chiến mã hóa với các công ty công nghệ, họ nhấn mạnh rằng không thể thực hiện backdoor mà không có các giao thức hỗ trợ. Các giao thức sẽ tạo ra một điểm truy cập cho vấn đề an ninh quốc gia, tuy nhiên họ cũng nhấn mạnh, các giao thức này cũng sẽ bị khai thác bởi tin tặc và những kẻ tấn công do nhà nước bảo trợ. Lực lượng an ninh Plead là một trường hợp.

    Tại tòa, FSB lập luận rằng họ sẽ không vi phạm quyền riêng tư của người dùng bằng cách lấy khóa mã hóa, bởi vì họ vẫn cần lệnh của tòa án để trích xuất dữ liệu của người dùng cụ thể. Sau buổi điều trần, nhóm pháp lý của Telegram bác bỏ tuyên bố này, nêu rõ: "Lập luận của FSB rằng các khóa mã hóa không thể được coi là thông tin cá nhân được bảo vệ bởi Hiến pháp là khôn ngoan. Nó giống như nói, "Tôi có mật khẩu từ email của bạn, nhưng tôi không kiểm soát email của bạn, tôi chỉ có khả năng kiểm soát".

    Telegram là câu chuyện về thành công của Nga, dẫn đầu bởi Pavel Durov. Ông thành lập Telegram sau khi thành công trong vai trò CEO của VK, và trở thành mạng xã hội lớn nhất của Nga. Durov cũng là người nắm giữ bitcoin, và là chủ của chương trình ICO của Telegram dự kiến sẽ tung ra một hệ thống tiền điện tử và blockchain tích hợp. Họ đã đã đạt được mục tiêu gọi vốn 1,7 tỷ USD. Nếu Telegram không thể thuyết phục toà án tối cao để lật đổ phán quyết của ngày hôm nay, lựa chọn duy nhất của họ có thể là tạo ra các công cụ cần thiết và thoát khỏi phạm vi pháp lý trong nước Nga.

    Nguồn bitcoin.com
     
    Tags:

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...