ICO là viết tắt của “Initial Coin Offering”, một phương tiện không được kiểm soát bằng cách huy động vốn cho một liên doanh Cryptocurrency mới. Trong một chiến dịch ICO, nhà phát triển sẽ bán ra đồng coin của mình cho nhà đầu tư thông qua các đồng tiền điện tử. Khi một công ty bắt đầu đưa ra dự án ICO để huy động vốn, họ thường tạo ra một kế hoạch về một báo cáo định rõ dự án về mảng gì, giúp gì được cộng đồng, nhu cầu dự án sẽ ra sao sau khi hoàn thành, bao nhiêu tiền cần thiết để thực hiện liên doanh, bao nhiêu token được bán ra và giữ lại, chấp nhận thanh toán bằng cách nào. Lịch sử về ICO Có thể đồng tiền điện tử đầu tiên được phân phối theo hình thức ICO là Ripple. Vào đầu năm 2013 Ripple Labs bắt đầu phát triển Ripple và gọi đây là hệ thống thanh toán và tạo ra khoảng 100 tỷ token XRP. Công ty đã bán các token này để tài trợ cho sự phát triển của nền tảng Ripple. Sau đó vào năm 2013, Mastercoin hứa hẹn sẽ xây dựng một lớp nền tảng dựa trên Bitcoin để thực hiện các hợp đồng thông minh và các giao dịch của Bitcoin. Nhà phát triển này đã bán một triệu token Mastercoin và thu về Bitcoin ước tính có giá khoảng 1 triệu đô la vào thời điểm đó. Một số cộng đồng tiền điện tử khác cũng đã triển khai ICO, ví dụ, Lisk, bán đồng tiền của họ để thu về khoảng 5 triệu đô la vào đầu năm 2016. Tuy nhiên nổi bật nhất là Ethereum. Vào giữa năm 2014, Quỹ Ethereum đã bán ETH với giá 0.0005 Bitcoin. Thông qua đợt gọi vốn này, họ nhận được gần 20 triệu đô la, qua đó trở thành một trong những dự án gọi vốn lớn nhất từ trước đến nay hỗ trợ cho sự phát triển của Ethereum. Và sau đó Ethereum đã xây dựng và phát triển nền tảng hợp đồng thông minh smart contract, nó đã mở ra cánh cửa cho một thế hệ ICO mới. Một trong những ứng dụng đơn giản và phổ biến nhất của hệ thống hợp đồng thông minh của Ethereum là tạo ra token mới nó có thể được giao dịch trên Ethereum thay vì Ether. Hợp đồng này được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum. Qua đó hệ sinh thái Ethereum đã trở thành một hệ sinh thái phổ biến không chỉ là nền tảng trao đổi Ether mà còn như là một nền tảng phân phối hỗ trợ cho việc gọi vốn. Ví dụ điển hình của việc ứng dụng hợp đồng thông minh trên nền tảng Ethereum là dự án DAO. Thông qua ICO công ty đã thu về tiền điện tử Ether có giá trị tương đương 100 triệu USD. Các nhà đầu tư nhận sẽ trao đổi tiền điện tử Ether để đối lấy tiền điện tử DAO và qua đó tham gia vào quá trình quản trị hệ sinh thái DAO. Thời gian ngắn sau đó hệ thống bị hacker tấn công và dự án DAO tuyên bố phá sản. Khái niệm về ICO thông qua token của Ethereum đã trở thành biểu trưng cho một thế hệ các dự án gọi vốn kiểu mới. Nếu bạn đã thử góp vốn cho các dự án như thế này bạn sẽ thấy các bước thực hiện của nó hết sức đơn giản và dễ dàng Chúng ta đã chứng kiến hàng tháng có tới hàng chục thậm chí hàng trăm dự án ICO. Xu hướng này đang thể hiện rõ tiền năng lớn. ICO cho phép các cá nhân và tổ chức dễ dàng phát hành các token hay các đồng tiền điện tử mới để huy động vốn. Nó có thể được sử dụng để tái cấu trúc hoàn toàn hệ thống tài chính, cổ phiếu và chứng khoán. Ngoài ra nó không chỉ phân tán hóa việc quản lý và lưu trữ tiền tệ mà thậm chí cả trái phiếu, kỳ phiếu...vv Và giờ đây thực tế vốn hóa của hệ sinh thái Ethereum không chỉ là vốn hóa của token Ether mà còn bao gồm cả vốn hóa của những token phát hành trên nền tảng này nữa, ước tính tổng cộng lên tới 4 tỷ đô la. Hình dung cơ bản về ICO Khi một công ty bắt đầu đưa ra dự án ICO để huy động vốn, họ thường tạo ra một kế hoạch về một báo cáo định rõ dự án về mảng gì, giúp gì được cộng đồng, nhu cầu dự án sẽ ra sao sau khi hoàn thành, bao nhiêu tiền cần thiết để thực hiện liên doanh, bao nhiêu token được bán ra và giữ lại, chấp nhận thanh toán bằng cách nào… Trong đợt mở bán ICO, nhà đầu tư sẽ dùng tiền của mình để mua token và tương tự như cổ phiếu của một công ty được bán cho các nhà đầu tư trong giao dịch đấu thầu công khai lần đầu (IPO). Việc mua bán chuyển, nhận token tùy vào yêu cầu công ty đưa ra, hoặc là nhận về Myetherwallet hay nhận token ngay trên website. Thường thì ICO được mở bán rất nhanh (đối với các ICO hot) token sẽ được quy đổi tùy vào số tiền bạn bỏ ra mua. Các nhà đầu tư mua token với một hi vọng là mình đã mua được với giá tốt nhất và chờ đợi để bán với mức giá x5 x10. ICO tương tự như IPO và Crowdfunding. Giống như IPO, cổ phần của công ty khởi nghiệp hoặc công ty được bán để gây quỹ cho các hoạt động của tổ chức trong một hoạt động của ICO. Tuy nhiên, IPO thì cần đối phó với luật pháp, còn ICO thì đối phó với những nhà đầu tư. Tính pháp lý của ICO Bởi được xây dựng trên các hệ thống phân tán nên các dự án ICO thực tế không được quản lý bởi chính phủ. Mặt khác từ thực tế là các token và các đồng tiền ảo được chào bán không phải là trái phiếu, kỳ phiếu mà được xem là sản phẩm điện tử như những sản phẩm điện tử khác nên nó chưa được quản lý như những hình thức gọi vốn thông thường. Gần đây đã có nhiều ý kiến về việc quản lý ICO như những hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông thường bởi tính chất không lưu dấu vết của ICO đang khiến các nhà làm luật khó khăn trong việc theo dõi và kiểm tra. Bởi vậy, một số cơ quan tư pháp dường như nhận thức được ICO và có xu hướng điều chỉnh chúng giống như việc bán cổ phiếu và chứng khoán. Sự bùng nổ ngoạn mục của DAO đã gây được sự chú ý với các nhà điều hành. Vì vậy, trong khi ICO hiện nay phần lớn diễn ra trong khu vực phi quản lý thì trong tương lai nó rất có thể sẽ được kiểm soát bởi các quy chế pháp lý. Điều này có thể gây ra một số rủi ro tài chính và pháp lý cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, chi phí và nỗ lực để tuân thủ các quy định có thể làm giảm đi những lợi thế của ICO so với các phương pháp gọi vốn truyền thống. Lợi nhuận và thua lỗ Đã có rất nhiều dự án ICO thành công và tạo tiếng vang trong cộng đồng tiền thuật toán. ETH là một ví dụ, đồng token này đã được bán với giá 0.0005 Bitcoin và hiện tại đang có giá khoảng 0,05 BTC. Lợi nhuận: 10.000 phần trăm. Augur token (REP) được bán với giá khoảng 0,005 và hiện đang giao dịch ở mức 0,01. Sự tăng giá trị từ 100 đến 500 phần trăm trong Bitcoin là phổ biến đối với các ICO thành công. Bên cạnh đó cũng có nhiều ICO kết thúc bằng những tổn thất nặng nề. Các đồng tiền thuật toán như Lisk, IOTA hoặc Omni đã không giữ được giá trị quy chiếu theo Bitcoin sau khi được niêm yết so với giá chào bán ICO. Thông thường ICO thậm chí còn được sử dụng bởi những kẻ lừa đảo: Xây dựng một trang web bóng bẩy, hứa hẹn phát triển với các mục tiêu vượt trội...vv Bên cạnh ICO lớn và thành công, như Lisk, Melonpost, Augur hoặc Iconomi, nhiều ICO nhỏ đã âm thầm thu thập các khoản tiền đầu tư cho những dự án vô ích. Thị trường ICO hiện vẫn chưa được kiểm soát. Tất cả mọi người nên biết rằng điều đó không chỉ hàm ý không chỉ lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư mà cả những thiệt hại lớn.