[NEO: đánh giá] Hiệu năng

Thảo luận trong 'Blockchain' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 6/3/18. Trả lời: 10 Xem: 1,884.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    Gần như tất cả các nền tảng hợp đồng thông minh đều khéo léo khi nói về hiệu suất làm việc lớn hơn Ethereum, và NEO cũng không ngoại lệ, họ công bố 1000 giao dịch/giây với 15-20 giây để xác nhận. Giống như những đồng tiền điện tử khác, NEO hứa hẹn sẽ đạt được điều này và không bỏ qua cơ chế Proof of Work (PoW) và vẫn ủng hộ cơ chế đồng bộ hơn, và do đó nhanh hơn. Tuy nhiên, khác với hầu hết các nền tảng sử dụng Proof of Stake (PoS), NEO đã xây dựng giải thuật BzT (Byzantine Fault Tolerance).

    danh-gia-neo.png
    Trong cả hai cơ chế đồng thuận PoW và PoS, chuỗi có thể phân chia và những chia tách phải được giải quyết trước khi giao dịch có thể được coi là xác nhận. Các nhà phát triển NEO tin rằng việc sử dụng cơ chế đồng thuận BFT, không tạo ra sự chia tách chuỗi, đồng thời vẫn có thể làm tăng hiệu suất. Thay vì chia tách chuỗi, quá trình BFT sẽ dừng việc tạo ra các khối mới bất cứ khi nào sự đồng thuận không thể đạt được. Một tác dụng tốt khác bên cạnh đó là các giao dịch chứa trong một khối có thể được coi là hoàn tất (100% không thể đảo ngược) ngay sau khi đạt được sự đồng thuận với khối đó. Vì vậy, bằng cách sử dụng thuật toán BFT có thể tạo ra khối 15-20 nghìn giao dịch sau mỗi 15-20 giây và do đó hệ thống có thể đạt được thông lượng 1000 giao dịch mỗi giây.

    Vì vậy, nếu BFT có tất cả các đặc tính tuyệt vời, tại sao nó vẫn chưa được sử dụng để bảo đảm cho tất cả các blockchains? Hiệu suất BFT là tốt nhất khi một tỷ lệ phần trăm cao các trình xác nhận thực hiện đúng theo giao thức (tức là các nút "trung thực"), nhưng khi tỷ lệ này giảm xuống và dừng ở mức dưới 2/3 (khoảng 67%) các nút trung thực sẽ gây mất an toàn cho hệ thống. Vì vậy, BFT hay được sử dụng trong các blockchains "consortium" phân quyền hơn bởi khi đó các trình xác nhận sẽ được xác thực nghiêm ngặt và qua đó làm cho các nhân tố phá họa trở nên khó khăn hơn khi tham gia vào hệ thống nhờ đó hệ thống sẽ có mức độ tin cậy cao hơn cho phép giải thuật đồng thuận BFT đạt tốc độ tối ưu.

    Các blockchain công cộng như Bitcoin và Ethereum, được thiết kế để cho phép sự tham gia rộng rãi mà không cần bất kỳ sự tin tưởng nào giữa những người tham gia. Các thiết kế này cố tình đánh giá hiệu năng trên chuỗi với niềm tin rằng việc nhân rộng có thể được thực hiện hiệu quả hơn bằng cách sử dụng các công nghệ ngoài chuỗi. Các mạng lưới ngoài chuỗi có thể hỗ trợ nhiều bên tham gia khác nhau và hỗ trợ các nốt tin tưởng. Mặc dù NEO, giống như bất kỳ nền tảng nào muốn vượt qua Ethereum, chắc chắn sẽ cần phải thực hiện các cơ chế ngoài chuỗi.

    Triết lý thiết kế ảnh hưởng từ "thế giới thực" này thể hiện tầm nhìn của một số người về những gì cần phải có cho một blockchain công khai. NEO đã hứng chịu nhiều chỉ trích khi gọi hệ thống của họ là blockchain công khai trong khi vẫn tạo ra nhiều rào cản đáng kể cho sự tham gia của công chúng vào quá trình đồng thuận. NEO Council đã đáp lại những chỉ trích này như sau: Quá trình trở thành một nút đồng thuận đòi hỏi phải dàn xếp một khoản tiền lớn, có được giấy chứng nhận từ Cơ quan Chứng nhận Nhà nước được uỷ quyền và sau đó được cử tri bầu cử. Từ lý thuyết cho tới thực tế sẽ phụ thuộc vào việc liệu NEO có thể vượt qua được những thách thức liên quan đến việc bỏ phiếu của các bên liên quan như: sự tham gia của cử tri thấp, không khuyến khích cá nhân không đủ năng lực, khó khăn khi giữ liên lạc với các cử chi và sự tập trung hóa quyền biểu quyết.

    Ngược lại, Ethereum, sử dụng giao thức đồng thuận BFT, bỏ phiếu và ủy quyền để áp dụng các hình phạt về tài chính đối với những người xác thực sai phép bên cạnh đó cho phép tham gia cởi mở trong tiến trình đồng thuận với sự tin tưởng tối thiểu. Giải pháp của Ethereum nhằm ngăn chặn các hành động phá hoại thông qua việc phạt vốn thay vì phạt hoạt động, điều đó làm cho Ethereum khác biệt với NEO và một số nền tảng mới nổi khác (ví dụ như Tezos, DFINITY, và EOS) dựa vào việc bỏ phiếu cho các nút đồng thuận được uỷ thác. Nếu bất kỳ một trong những đối thủ này thành công trong việc tạo ra một cơ chế đồng thuận mạnh mẽ và trước khi Ethereum kịp cải thiện được lưu lượng giao dịch (thông qua PoS thuần túy hoặc các cơ chế khác) thì lợi thế về hiệu suất của những nền tảng này sẽ gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự thống trị của Ethereum.

    Tuy nhiên, thách thức này vẫn còn xa vời, vì bất kỳ nền tảng nào cũng cần phải đạt được quy mô đáng kể để có thể kiểm chứng được các khả năng phục hồi trong thực tế.
     
    Tags:
  2. hoanglan
     
  3. phuongnguyen
    điểm mạnh là giao dịch nhanh điểm yếu là có thể tăng tỷ lệ giao dịch lỗi, nói chung vẫn tấm chăn đó ấm cổ thì lạnh chân, đây được coi là tính chất chứ không được coi là ưu điểm
     
  4. dotrinhtu
    #4 dotrinhtu, 28/4/18
    Last edited by a moderator: 30/5/18
  5. lannguyen
    đây là tin vịt mà bác
     
  6. maihoang
    vịt thành thật rồi :c)))) đợi cộng đồng accept nữa thôi :c))))
     
  7. buihai
    tiền điện tử đồng nào cũng vớ vẩn nhỉ
     
  8. xuando
    :c)))) bác chưa quen thôi, cộng đồng tiền điện tử nó không phải là công ty nền nhiều khi nó thế
     
  9. holderforever
    vụ hack ví NEW thế nào rồi các bác nhỉ
     
  10. kiemtienchoicoin
    #11 kiemtienchoicoin, 28/4/18
    Last edited by a moderator: 30/5/18

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...