[Tài liệu] Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 1

Thảo luận trong 'EOS' bắt đầu bởi Cờ ríp tô cơ rừn si, 21/2/18. Trả lời: 0 Xem: 2,935.

  1. Cờ ríp tô cơ rừn si
    Block.one – một công ty của Cayman Islands đang xây dựng phần mềm EOS.IO từ tháng 1/2017. Với đội ngũ nhân viên và cố vấn trên khắp thế giới, công ty tập trung vào các giải pháp công nghệ cấp doanh nghiệp, bao gồm cả phát triển phần mềm Blockchain ứng dụng phân tán. Khi EOS kết thúc giai đoạn phát triển, Block.one sẽ phát triển phần mềm EOS.IO theo giấy phép phần mềm mã nguồn mở.

    Nội dung seri tài liệu
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 1
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 2
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 3
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 4
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 5

    eos.jpg
    Nguồn: https://goo.gl/1es8Vo

    EOS.IO Technical White Paper

    Abstract: EOS giới thiệu một kiến trúc blockchain mới được thiết kế để cho phép mở rộng quy mô theo chiều dọcngang của các ứng dụng phân tán. Điều này đạt được bằng cách tạo ra một cấu trúc giống như hệ điều hành theo đó những ứng dụng có thể được xây dựng trên kiến trúc này.

    Phần mềm cung cấp tài khoản, xác thực, cơ sở dữ liệu, truyền thông không đồng bộ và lập lịch trình các ứng dụng trên hàng trăm lõi hoặc cụm CPU. Công nghệ hướng tới kết quả là một kiến trúc blockchain có tỷ lệ hàng triệu giao dịch mỗi giây, loại bỏ phí giao dịch và cho phép triển khai dễ dàng, nhanh chóng các ứng dụng phân tán.

    Tài liệu kỹ thuật EOS.IO này chỉ dành cho mục đích thông tin. Block.one không đảm bảo tính chính xác của các kết luận đạt được trong whitepaper này, và whitepaper này được cung cấp "nguyên trạng".

    Block.one không đưa ra và tuyên bố từ chối tất cả các đại diện và bảo đảm, thể hiện, ngụ ý, theo luật định hoặc bằng cách khác, bao gồm, nhưng không giới hạn ở
    1. Bảo đảm khả năng thương mại, tính phù hợp cho một mục đích cụ thể, phù hợp, tính hữu dụng, không vi phạm
    2. Nội dung của tài liệu này không có lỗi
    3. Các nội dung như vậy sẽ không vi phạm quyền của bên thứ ba.
    Block.one và các đối tác sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng, tham khảo hoặc dựa vào tài liệu này hoặc bất kỳ nội dung nào trong tài liệu này, ngay cả khi được thông báo về khả năng thiệt hại đó.

    Trong bất kỳ trường hợp nào, Block.one hoặc các đối tác sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về thiệt hại, mất mát, trách nhiệm pháp lý, chi phí hoặc chi phí dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc gián tiếp, hậu quả, bồi thường, ngẫu nhiên, thực tế, trừng phạt hoặc đặc biệt để sử dụng, tham khảo, hoặc dựa vào tài liệu này hoặc bất kỳ nội dung nào trong đây, bao gồm, nhưng không giới hạn, bất kỳ mất mát kinh doanh, thu nhập, lợi nhuận, dữ liệu, sử dụng hoặc tổn thất vô hình khác.

    A. Cơ sở nền tảng

    Công nghệ Blockchain
    đã được giới thiệu từ năm 2008 với sự ra mắt của đồng Tiền điện tử bitcoin, và kể từ đó các doanh nghiệp và các nhà phát triển đã cố gắng tổng hợp công nghệ để hỗ trợ một phạm vi lớn hơn cho các ứng dụng trên một nền tảng blockchain duy nhất.

    6ievugo3y43beemy.jpg
    Mặc dù một số nền tảng blockchain đã gặp phải nhiều khó khăn để hỗ trợ các tính năng đầy đủ cho ứng dụng phân tán thì đã có các ứng dụng cụ thể như kênh chia sẻ phân tán Bitshares (2014) và nền tảng truyền thông xã hội Steem (2016) đã trở thành nền tảng blockchains được sử dụng nhiều với hàng chục ngàn người dùng hoạt động hàng ngày.

    Các nền tảng đã đạt được điều này bằng cách tăng hiệu năng lên hàng ngàn giao dịch mỗi giây, giảm độ trễ xuống còn 1,5 giây, loại bỏ phí và cung cấp trải nghiệm người dùng tương tự như các dịch vụ được cung cấp bởi các hệ thống tập trung hiện có.

    Các nền tảng blockchain hiện đang đối mặt với các vấn đề bởi các khoản phí giao dịch lớn và khả năng tính toán hạn chế do vậy vô hình chung nó đã ngăn chặn việc ứng dụng blockchain chở nên phổ biến.

    bigbom_idqz.png

    B. Yêu cầu đối với các ứng dụng Blockchain

    Để có được sự sử dụng rộng rãi, các ứng dụng trên blockchain yêu cầu một nền tảng đủ linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu sau:

    B1. Hỗ trợ hàng triệu người dùng

    Các doanh nghiệp đột phá như Ebay, Uber, AirBnB, và Facebook, đòi hỏi công nghệ blockchain phải có khả năng xử lý hàng chục triệu người dùng hàng ngày đồng thời hoạt động. Bởi trong một số trường hợp, các ứng dụng có thể không hoạt động khi khối lượng lớn người dùng tăng quá nhanh và do đó một nền tảng có thể xử lý số lượng lớn người dùng là điều tối quan trọng.

    B2. Tự do sử dụng

    Nhà phát triển ứng dụng cần sự linh hoạt để cung cấp cho người dùng dịch vụ miễn phí; người sử dụng không cần phải trả tiền để sử dụng nền tảng hoặc thu lợi từ các dịch vụ của nó. Một nền tảng blockchain được sử dụng miễn phí sẽ giúp cho khả năng phổ biến rộng rãi nhanh hơn. Các nhà phát triển và doanh nghiệp sau đó có thể tạo chiến lược kiếm tiền hiệu quả từ các nền tảng này.

    B3. Dễ dàng nâng cấp và phục hồi lỗi

    Các doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng dựa trên blockchain cần sự linh hoạt để nâng cao các ứng dụng với các tính năng mới.

    Tất cả các phần mềm lớn hay nhỏ đều có lỗi tiềm tàng, ngay cả có sự xác minh, kiểm thử chính thức nghiêm ngặt nhất. Nền tảng phải đủ mạnh để có thể sửa lỗi khi có lỗi phát sinh.

    B4. Độ trễ thấp

    Một trải nghiệm người dùng tốt đòi hỏi phản hồi đáng tin cậy với sự chậm trễ không quá vài giây. Sự chậm trễ lâu hơn khiến người dùng nản lòng và qua đó các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng blockchain sẽ kém cạnh tranh hơn so với các giải pháp thay thế không dựa trên blockchain.

    B5. Hiệu suất tuần tự

    Chỉ có một số ít các ứng dụng mà không thể thực thi song song bởi sự phụ thuộc vào các quy trình từng bước. Các ứng dụng như sàn trao đổi cần có đủ hiệu suất liên tục để xử lý khối lượng lớn và do đó một nền tảng với hiệu suất tuần tự nhanh chóng là cần thiết.

    B6. Hiệu suất song song

    Các ứng dụng quy mô lớn cần phân chia khối lượng công việc trên nhiều CPU và máy tính.

    C. Thuật toán khai thác (DPOS)

    Phần mềm EOS.IO sử dụng thuật toán đồng thuận phân tán duy nhất có khả năng đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất của các ứng dụng trên nền tảng blockchain, Khai thác theo cổ phần uỷ viên (DPOS). Theo thuật toán này, những người nắm giữ các token trên hệ thống nền tảng blockchain của EOS.IO có thể lựa chọn các uỷ viên xây dựng block thông qua một hệ thống bỏ phiếu liên tục phê duyệt và bất cứ ai cũng có thể được lựa chọn để tham gia vào quá trình xây dựng các khối block và sẽ có cơ hội tạo ra khối lượng tỷ lệ thuận với tổng số phiếu bầu họ đã nhận được.

    dpos.png
    Khai thác theo cổ phần ủy viên DPOS

    Phần mềm EOS.IO cho phép các khối block được xây dựng chính xác 3 giây một lần và chỉ có một nhà sản xuất được ủy quyền sản xuất một khối block tại bất kỳ một thời điểm nào. Nếu khối không được sản xuất vào thời gian theo lịch thì block cho khoảng thời gian đó sẽ bị bỏ qua. Khi một hoặc nhiều khối block bị bỏ qua thì sẽ có khoảng cách 6 hoặc khoảng dài hơn trong blockchain bị bỏ qua.

    Trong hệ thống EOS.IO các khối block được tạo ra theo quy trình 21 vòng. Vào bước đầu mỗi chu trình 21 vòng nhà sản xuất khối duy nhất sẽ được chọn. Top 20 những uỷ viên được bầu chọn sẽ được tự động gán vào mỗi vòng và nhà sản xuất cuối cùng được chọn tỷ lệ thuận với số phiếu cho họ so với các nhà sản xuất khác. Các nhà sản xuất được lựa chọn được xáo trộn bằng cách sử dụng số ngẫu nhiên bắt nguồn từ thời điểm sinh block. Sự xáo trộn này được thực hiện để đảm bảo rằng tất cả các nhà sản xuất duy trì kết nối cân bằng với tất cả các nhà sản xuất khác.

    Nếu một nhà sản xuất bỏ lỡ một khối và không sản xuất bất kỳ khối trong vòng 24 giờ họ sẽ được gỡ bỏ khỏi chu trình cho đến khi họ thông báo cho mạng lưới blockchain về kế hoạch của họ để bắt đầu lại. Điều này đảm bảo mạng hoạt động trơn tru bằng cách giảm thiểu số lượng khối bị bỏ qua do không lên lịch cho những người được chứng minh là không đáng tin cậy.

    EOS IO.png
    Trong các điều kiện bình thường, mạng lưới blockchain dựa trên DPOS sẽ không gặp bất kỳ một chu trình gấp thếp fork bởi cơ chế cho các nhà sản xuất khối hợp tác để sản xuất các khối block chứ không phải cạnh tranh. Trong trường hợp có yêu cầu gấp thếp fork thì cơ chế về sự nhất trí sẽ tự động chuyển sang chuỗi dài nhất. Nhờ giải thuật tạo ra ma trận hoạt động theo tỷ lệ mà các khối được thêm vào một chuỗi block gấp thếp có tương quan trực tiếp với tỷ lệ phần trăm các nhà sản xuất khối block có chung sự đồng thuận.

    Nói cách khác, chuỗi blockchain được gấp thếp với nhiều nhà sản xuất đồng thuận với nó sẽ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn các chuỗi blockchain có ít nhà sản xuất hơn. Hơn nữa, sẽ không có nhà sản xuất khối block cùng sản xuất khối trên hai bản gấp thếp cùng một lúc. Nếu một nhà sản xuất block bị phát hiện như vậy thì nhà sản xuất block đó sẽ bị mất phiếu bầu. Bằng chứng về mật mã của việc sản xuất kép như vậy cũng có thể được sử dụng để tự động loại bỏ người lạm dụng hệ thống.

    Xem tiếp
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 2
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 3
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 4
    Kiến trúc blockchain mới EOS.IO - Phần 5
     
    #1 Cờ ríp tô cơ rừn si, 21/2/18
    Chỉnh sửa cuối: 30/5/18
    Tags:

Chia sẻ trang này lên mạng xã hội:

Đang tải...